20 Mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang đẹp, thoáng mát 2024

Giếng trời được hiểu là khoảng không gian từ mái nhà thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng. Chúng ta thường bắt gặp giếng trời ở nhà phố hoặc nhà ống hơn, giếng trời có thể có hoặc không trong ngôi nhà

Thiết kế giếng trời trên cầu thang được cho là mô hình tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên hiệu quả. Giếng trời dành cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ, nó cung cấp ánh sáng giúp không gian thêm phần rộng rãi, thoáng mát.

Việc thiết kế giếng trời trên cầu thang là giải pháp kiến trúc mang tính mỹ thuật và kỹ thuật tối ưu, điều hòa không khí trong lành, mát mẻ và mang đến cảm giác thoải mái cho các thành viên trong gia đình.

Trong bài viết dưới đây, SLV Vietnam sẽ giới thiệu đến bạn đọc tổng hợp 20 mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang thông tầng, không tay vịn với tiểu cảnh dưới đáy giếng thoáng mát, khoa học cũng như kinh nghiệm và hạn chế khi thiết kế giếng trời chi tiết nhất.

Mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang
Mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang đẹp, thoáng mát

1. Thiết kế giếng trời trên cầu thang với tiểu cảnh độc đáo

Thiết kế giếng trời trên cầu thang sử dụng các vật liệu tự nhiên như đá, cỏ, cây cối để tạo ra một không gian sống động, trong lành và gần gũi với thiên nhiên. Xây dựng tiểu cảnh còn tạo điểm nhấn nổi bật trên cầu thang, tuy nhiên, cần thiết kế tiểu cảnh với kích thước hợp lý để không làm mất cân đối hay rối mắt cho tổng thể.

Giếng trời với đáy trang trí tiểu cảnh mang đến không gian thoải mái
Mẫu 1: Giếng trời với đáy trang trí tiểu cảnh mang đến không gian thư thái (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Tận dụng không gian mở và ánh sáng để tạo ra tiểu cảnh đẹp và sinh động
Mẫu 2: Tận dụng không gian mở và ánh sáng tự nhiên để tạo ra tiểu cảnh đẹp và sinh động (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thiết kế giếng trời với dàn chậu cây leo tuyệt đẹp
Mẫu 3: Giếng trời được thiết kế với dàn chậu cây leo tuyệt đẹp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Mẫu 4: Thiết kế giếng trời với đáy tạo nên không gian sống độc đáo tiện nghi có tiểu cảnh nước
Mẫu 4: Thiết kế giếng trời với đáy tạo nên không gian sống độc đáo tiện nghi có tiểu cảnh nước (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Thiết kế giếng trời với cầu thang thông tầng

Thiết kế giếng trời mái trượt với cầu thang thông tầng đóng mở tự động hiện đại kết hợp với khung sắt có họa tiết hoa văn ấn tượng Khung sắt chất lượng cao quét một lớp sơn tĩnh điện chống ăn mòn, bền bỉ theo thời gian.

Sử dụng tone màu trắng chủ đạo hỗ trợ tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên phản chiếu vào không gian bên dưới ngôi nhà. Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc dùng tone màu trung tính xám hoặc đồ trang trí nội thất có màu sắc tương phản.

Thiết kế giếng trời trên cầu thang thông tầng thông thoáng với cây xanh
Mẫu 1: Thiết kế giếng trời trên cầu thang thông tầng thông thoáng, hiện đại (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Chọn cầu thang dạng bậc đơn hoặc cầu thang xoắn ốc chất liệu gỗ tự nhiên cao cấp làm cầu thang mang đến không gian sang trọng, tạo sự liên kết giữa các tầng trong nhà. Lắp đặt phần mái che giếng trời bằng kính cường lực để bắt sáng tốt nhất, thiết kế thêm cửa sổ để tạo sự thông thoáng, thoải mái.

Không gian giếng trời thoáng mát gần gũi với thiên nhiên
Mẫu 2: Không gian thoáng mát, hiện đại gần gũi với thiên nhiên (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Trang trí thêm một số đèn chiếu sáng phụ kiện như đèn treo xung quanh khu vực giếng trời và cầu thang tạo điểm nhấn ấn tượng cho tổng thể không gian ngôi nhà thêm phần lung linh vào buổi tối.

Giếng trời trên cầu thang tận dụng ánh sáng tự nhiên
Mẫu 3: Giếng trời trên cầu thang tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Thiết kế giếng trời trên cầu thang theo phong cách hiện đại, sử dụng tone màu trắng sang trọng, thạch lịch. Đường nét thiết kế cong uốn lượn mềm mại của cửa sổ và cửa chính giúp cho không gian ngôi nhà thêm phần bắt mắt, thẩm mỹ.

Không gian sống thư giãn đáng mơ ước với giếng trời trên cầu thang
Mẫu 4: Không gian sống thư giãn đáng mơ ước của nhiều hộ gia đình với cách làm giếng trời cầu thang (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Mẫu thiết kế giếng trời đơn giản không cầu kỳ

Ý tưởng thiết kế giếng trời kết hợp với cầu thang trong nhà thông thường sẽ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau như sát bên phòng khách, gần cầu thang ngăn cách giữa phòng bếp và phòng khách,…

Bố trí phía trên là giếng trời và phía dưới cầu thang trang trí cây cảnh đơn giản sẽ thu hút sự chú ý của khách đến thăm nhà. Đồng thời giúp không khí trong nhà thoáng mát hơn.

Dưới chân cầu thang có giếng trời mát mẻ và bố trí thêm bàn trà thưởng thức
Mẫu 1: Thiết kế không gian thưởng thức trà dưới chân cầu thang có giếng trời mát mẻ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thiết kế giếng trời có mái che bằng kính cường lực cố định trên phần miệng giếng giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và bảo vệ ngôi nhà khỏi mưa gió. Không gian khu vực xung quanh cầu thang sử dụng tone màu trắng đen chủ đạo tạo sự tương phản bắt mắt. Đặt thêm bộ bàn ghế nhỏ bên cạnh giếng trời để ngồi đọc sách thư giãn, trang trí thêm một vài chậu cây cảnh tươi mát giúp tổng thể không gian ngôi nhà đẹp, bắt mắt hơn.

Bố trí bàn ăn dưới giếng trời tạo không gian ăn uống thoáng mát
Mẫu 2: Bố trí bàn ăn dưới giếng trời tạo không gian ăn uống thoáng mát cho gia đình (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Toàn bộ khung cầu thang được làm bằng sắt hoặc thêm vào đó phần bề mặt của bậc thang ốp thêm lớp gỗ dày thiết kế kiểu dáng mềm mại, tạo điểm tựa chắc chắn nhằm tăng tính thẩm mỹ và thoải mái khi di chuyển.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể trang trí thêm một số phụ kiện như đèn tròn chiếu sáng, treo tranh ảnh nghệ thuật, ốp tường đá tự nhiên,… dưới chân cầu thang hoặc xung quanh giếng trời.

Góc thư giãn có cây xanh và ánh sáng thiên nhiên dưới đáy giếng trời trên cầu thang
Mẫu 3: Góc thư giãn có cây và ánh sáng tự nhiên dưới đáy giếng trời trên cầu thang (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thiết kế giếng trời trên cầu thang ngay giữa trung tâm ngôi nhà ngăn cách giữa phòng khách và phòng đọc sách độc đáo. Phần đáy giếng trang trí cây xanh và đá sỏi gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác sống thoải mái. Bên cạnh treo thêm chiếc đèn tròn nghệ thuật kết hợp cùng thảm lông trải sàn càng tô điểm cho không gian căn phòng thêm sang trọng.

Mẫu 4: Tận dụng đáy giếng trời để trang trí không gian sống thoải mái có bàn làm việc
Mẫu 4: Tận dụng đáy giếng trời để trang trí không gian sống thoải mái có bàn làm việc (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Mẫu thiết kế giếng trời cho cầu thang không tay vịn

Mẫu thiết kế giếng trời cho cầu thang không tay vịn thường đặt ở vị trí góc chết của ngôi nhà để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vào bên trong ngôi nhà. Giếng trời không mái che sẽ giúp gió dễ dàng lưu thông xuống phần tiểu cảnh phía dưới.

Lưu ý kiểu giếng trời không mái che này cần phải thiết kế thêm phần khung sắt hoa văn bảo vệ trên miệng giếng hoặc sân thượng để đảm bảo an toàn, giúp nước mưa không đọng lại.

Thông thường ở gần khu vực giếng trời trên cầu thang thường sẽ sử dụng tone màu trắng chủ đạo, xung quanh trang trí thêm cây xanh tiểu cảnh, hòn lăng bộ hoặc khuôn viên mini bên cạnh tạo cảm giác thoải mái, thông thoáng.

Thiết kế giếng trời trên cầu thang không tay vịn bằng kính cường lực hiện đại
Mẫu 1: Thiết kế giếng trời trên cầu thang không tay vịn bằng kính cường lực trong suốt hiện đại (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Nhằm tăng thêm vẻ đẹp hiện đại, tinh tế cho ngôi nhà gia chủ có thể lắp đặt thêm đèn đèn thủy tinh hoặc đèn hắt sáng hình khối lạ mắt trên hông tường đi lên cầu thang đá không tay vịn. Điều này vừa góp phần tô điểm cho ngôi nhà thêm nổi bật vừa đảm bảo quá trình di chuyển lên xuống khi cầu thang không có tay vịn đảm bảo an toàn hơn.

Giếng trời trên cầu thang không tay vịn tone màu xanh trắng chủ đạo có bố trí cây xanh
Mẫu 2: Giếng trời trên cầu thang không tay vịn tone màu xanh trắng chủ đạo thanh lịch (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Cầu thang bằng kính cường lực hoặc bằng đá hoa cương có độ bền cao tạo sự chắc chắn, an toàn khi di chuyển. Thiết kế cầu thang kính cường lực không tay vịn trong suốt kết hợp với tone màu trắng chủ đạo giúp cho ánh sáng ngoài trời trải đều khắp toàn bộ không gian ngôi nhà, tạo cảm giác sang trọng.

Giếng trời trên cầu thang không mái che với khung sắt an toàn
Mẫu 3: Giếng trời trên cầu thang kính cường lực không mái che với khung sắt trắng lưu thông gió mát mẻ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Căn phòng chủ yếu sử dụng chất liệu gỗ và đá chủ đạo nhằm mang đến không gian sống ấm cúng, thoải mái cho gia chủ. Thiết kế cầu thang có các thanh chắn sắt dọc xuống vừa có tác dụng ngăn cách không gian vừa đảm bảo an toàn cho người lớn và trẻ nhỏ. Khu vực giếng trời ngay bên cạnh bộ ghế sofa giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

Mẫu 4: Ngăn cách cầu thang không tay vịn với giếng trời bằng lan can có khe hở phù hợp, đảm bảo an toàn
Mẫu 4: Ngăn cách cầu thang không tay vịn với giếng trời bằng lan can có khe hở phù hợp, đảm bảo an toàn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Thiết kế giếng trời trên cầu thang cho nhà ống

Với đặc thù nhà ống có diện tích khiêm tốn hẹp và sâu, thế nên việc thiết kế giếng trời trên cầu thang là giải pháp kiến trúc xây dựng nhằm tạo ra không gian đầy đủ ánh sáng tự nhiên, điều hòa không khí cho toàn bộ ngôi nhà. Thiết kế mái giếng trời đóng mở kéo thủ công hoặc tự động linh hoạt bằng cảm biến mỗi khi trời mưa hiện đại, thông minh. Hạn chế tối đa tình trạng những ngày mưa to nước tràn vào nhà.

Tone màu chủ đạo của không gian tổng thể xung quanh khu vực giếng trời trên cầu thang thường sẽ dùng màu trung tính, nhẹ nhàng như màu trắng, xám,… Thiết kế cầu thang giếng trời được làm bằng đá kết hợp với tay vịn bằng gỗ thanh mảnh đẹp mắt, độ bền cao. Ngôi nhà thiết kế theo phong cách hiện đại, bên dưới đáy giếng trang trí tiểu cảnh kết hợp với đèn chiếu sáng ấm áp.

Giếng trời trên cầu thang cho nhà ống hiện đại, trang trí cây cảnh và đèn
Mẫu 1: Thiết kế giếng trời trên cầu thang cho nhà ống hiện đại, trang trí cây cảnh và đèn dưới đáy giếng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bên dưới giếng trời và khu vực xung quanh cầu thang bạn có thể trang trí thêm một số đồ dùng nội thất như bàn trà để ngồi thư giãn, đọc sách. Đặt thêm một vài chậu cây kim tiền, lưỡi hổ, khóm cỏ hoa, đá tự nhiên trang trí sẽ giúp phần đáy giếng thêm phần bắt mắt hơn.

Thiết kế giếng trời trên cầu thang tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
Mẫu 2: Đặt giếng trời trên cầu thang nhằm tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bức tường xung quanh đáy giếng và cầu thang được trang trí bằng đá tự nhiên hoặc cây xanh ấn tượng, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Lối lên cầu thang được trang trí toàn bộ bằng gạch kết hợp với ánh sáng tự nhiên giúp cho không gian ngôi nhà trở nên ấm cúng hơn rất nhiều. Thiết kế giếng trời sử dụng mái che cố định có thanh chắn.

Nhà ống với đáy giếng trời trang trí tiểu cảnh
Mẫu 3: Đáy giếng trời có thể trang trí tiểu cảnh và tạo không gian sống độc đáo cho nhà ống (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Phòng khách có thiết kế giếng trời trên cầu thang theo phong cách hiện đại, sang trọng. Khu vực dưới đáy giếng trang trí cây xanh và đặt thêm bộ bàn ghế tròn nhỏ để gia chủ có thể ngồi đọc sách thư giãn. Căn phòng sử dụng tone màu nâu gỗ chủ đạo thanh lịch kết hợp cùng hệ thống đèn vàng ấm áp.

Giếng trời trên cầu thang ấn tượng tô điểm bằng màu xanh mát mắt
Mẫu 4: Giếng trời trên cầu thang ấn tượng với đáy giếng tô điểm bằng màu xanh mát mắt (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

6. Vì sao nên thiết kế giếng trời trên cầu thang

Thiết kế giếng trời trên cầu thang là phương pháp được sử dụng phổ biến giúp cải tạo ánh sáng và không khí trong nhà. Giếng trời mang nhiều ưu điểm nổi trội cần thiết cho không nhà ở như:

  • Tăng cường ánh sáng tự nhiên: Giếng trời cho phép ánh sáng từ bên ngoài chiếu thẳng vào tòa nhà mang lại nguồn ánh sáng dồi dào, tiết kiệm chi phí điện năng cho hệ thống chiếu sáng trong nhà.
  • Tạo không gian mở rộng: Làm khu vực cầu thang trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn. Đối với những ngôi nhà có mái che mở còn điều hòa gió và không khí trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn.
Giếng trời trên cầu thang đơn giản có mái che kính
Thiết kế giếng trời trên cầu thang đơn giản với mái che bằng kính (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

7. Kinh nghiệm thiết kế giếng trời ở cầu thang

7.1 Kích thước giếng trời cầu thang

Kích thước tiêu chuẩn giếng trời trên cầu thang khoảng 4 – 6m2, kích thước này hoàn toàn không ảnh hưởng quá nhiều đến không gian nhà ở. Dựa theo quy luật thiết kế giếng trời trên cầu thang, kích thước phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn đối với không gian nhà có nhiều cửa sổ. Nhỏ hơn 15% tổng diện tích mặt sàn đối với phòng thiết kế ít cửa sổ. Nhìn chung, diện tích tối thiểu của giếng trời trên cầu thang là 450 x 450mm.

Không có một tiêu chuẩn cố định cho thiết kế giếng trời cầu thang vì chúng phụ thuộc vào kích thước và kiến trúc ngôi nhà. Tuy nhiên giếng trời phải có đường kính đủ lớn và độ sâu vừa đủ để ánh sáng và không khí tự nhiên có thể vào hóc giếng.

Kích thước của giếng trời cầu thang có tiêu chuẩn từ 4-6m2
Kích thước của giếng trời cầu thang khoảng 4-6m2 (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Về mặt phong thuỷ, dựa vào phong thủy ngũ hành, gia chủ nên tránh đặt vị trí giếng trời ở hướng Bắc. Những hướng và cung còn lại hầu hết đều thuận lợi và hợp với vận mệnh của các gia chủ.

Gia chủ cần phải đặc biệt lưu ý không đặt vị trí giếng trời ngang qua cửa nhà vệ sinh. Vì như thế sẽ vô tình tạo ra luồng sát khí – Thiên trảm sát, không tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Tránh đặt giếng trời ở hướng Bắc
Về mặt phong thủy tránh đặt giếng trời ở vị trí hướng Bắc (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

7.2 Cấu tạo giếng trời

Giếng trời được thiết kế theo phương thẳng đứng, vuông góc với sàn nhà. Cấu tạo khá đơn giản, bao gồm ba bộ phận chính:

  • Đỉnh giếng: Phần cao nhất của giếng còn gọi là miệng giếng, đỉnh giếng có thể thiết kế giếng trời trên cầu thang theo dạng đóng mở bằng tay hoặc tự động.
  • Thân giếng: Nơi chuyển ánh sáng từ miệng giếng vào không gian bên trong cầu thang.
  • Đáy giếng: Vị trí cuối cùng của giếng trời, nơi tiếp nhận ánh sáng chiếu vào tạo không gian mở và thoáng mát trên cầu thang.
Cấu tạo của giếng trời cầu thang khoa học
Cấu tạo của giếng trời cầu thang gồm đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

7.3 Mái che giếng trời

Mái che giếng trời dùng để che chắn và bảo vệ khỏi tác động của thời tiết vào cầu thang. Lựa chọn chất liệu mái che cần đảm bảo độ bền theo thời gian, một số chất liệu phổ biến có thể tham khảo như kính cường lực, tấm Polycarbonate hay bạt, tole,… Thiết kế giếng trời trên cầu thang có mái che kiểu dáng và màu sắc khác nhau làm tăng giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.

Mái che giếng trời cầu thang bảo vệ khỏi tác động thời tiết xấu
Mái che giếng trời cầu thang bảo vệ khỏi tác động thời tiết xấu vào cầu thang (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

7.4 Trang trí giếng trời

Không có một tiêu chuẩn cố định cho thiết kế giếng trời cầu thang vì chúng phụ thuộc vào kích thước và kiến trúc ngôi nhà. Tuy nhiên giếng trời phải có đường kính đủ lớn và độ sâu vừa đủ để ánh sáng và không khí tự nhiên có thể vào hóc giếng. Các mẫu giếng trời thông dụng thường có kích thước dao động từ 4m2 đến 6m2 bao gồm nhiều hình dạng từ vuông, tròn, elip, họa tiết mặt trăng, ngôi sao theo sở thích.

Khu vực giếng trời cầu thang được cho là điểm nhấn ấn tượng trong không gian. Thông thường ở phần đáy giếng, người ta đặt những chậu cây cảnh nhỏ xanh mát hoặc những vật dụng trang trí tạo tiểu cảnh như tượng, tranh vẽ, đồ gốm sứ,… có kích thước và kiểu dáng cân đối. Bên cạnh đó, sơn tường hay ốp đá cũng là sáng kiến thú vị tăng thêm thẩm mỹ và cần tránh làm không gian quá tải hoặc chiếm diện tích cầu thang.

Trang trí đồ vật nhằm tạo điểm nhấn cho giếng trời trên cầu thang
Tạo điểm nhấn cho giếng trời cầu thang với đồ vật trang trí (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

7.5 Lựa chọn kính cường lực để lấy ánh sáng

Hầu hết phần mái che trên giếng trời đều sử dụng hai chất liệu chính là tấm mê ca trong suốt hoặc kính cường lực để lấy ánh sáng. Đây được xem là hai loại chất liệu bắt ánh sáng tốt nhất trên thị trường, giá cả phải chăng và đặc biệt không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết mưa gió hoặc bụi bẩn.

8. Hạn chế khi thiết kế giếng trời trên cầu thang

Mang nhiều công năng hữu ích, tuy nhiên giếng trời trên cầu thang vẫn có nhiều điểm cần lưu ý và khắc phục.

  • Gây tiếng ồn lớn: Âm thanh có thể lan truyền từ bên ngoài vào trong nhà gây khó chịu. Thiết kế tường cách âm hoặc không làm phẳng mặt tường bằng ốp đá, gạch,… để tránh tiếng vang âm thanh.
  • Lượng nhiệt lớn vào mùa hè: Thời tiết Việt Nam khá nóng vào mùa hè nên thiết kế giếng trời trên cầu thang có thể đem đến nguồn ánh sáng và lượng nhiệt gay gắt. Vì thế bạn nên lắp đặt mái che có kính chống tia UV hoặc rèm di động giúp điều tiết ánh sáng điều hòa không khí.
  • Dễ ứ đọng nước: Giếng trời không có mái che gây ứ nước, mất vệ sinh, sản sinh mũi hay vi sinh vật gây hại nếu không xử lý kịp thời.
Hạn chế khi thiết kế giếng trời trên cầu thang
Hạn chế khi thiết kế giếng trời trên cầu thang (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

9. SLV Vietnam – Thiết kế giếng trời trên cầu thang uy tín

Với tiêu chí đặt chất lượng và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, SLV Vietnam luôn cố gắng đem những sản phẩm giếng trời uy tín cùng giá cả hợp lý. Cam kết chế độ ưu đãi và bảo hành hấp dẫn khi thi công trọn gói.

SLV Vietnam luôn được tin tưởng và lựa chọn nhờ sự tâm huyết và tận tâm trong từng thiết kế. Tạo mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang đẹp hiện đại cần trải qua nhiều công đoạn và tỉ mỉ trong từng chi tiết. Nếu có nhu cầu cần tìm đơn vị thiết kế cầu thang uy tín, chất lượng, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng. Ngoài ra nếu như phần gầm cầu thang của ngôi nhà bạn chưa có ý tưởng thiết kế, tham khảo ý tưởng thiết kế gầm cầu thang đẹp của SLV Vietnam nhé.

SLV Vietnam là đơn vị thiết kế và thi công giếng trời trên cầu thang chuyên nghiệp  
Đơn vị thiết kế và thi công giếng trời trên cầu thang chuyên nghiệp

Trên đây, SLV Vietnam đã chia sẻ đến bạn đọc tổng hợp 20 mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang thoáng mát, khoa học cũng như một số kinh nghiệm thiết kế giếng trời ở cầu thang hữu ích. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin bổ ích.

Thông tin liên hệ:

  • VP 1: 8/3 Đường số 38, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
  • VP 2: 9/3 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q.1
  • Xưởng: 63 Quách Điêu, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh
  • Hotline: 08 9930 9186
  • Email: slv.design.vietnam@gmail.com
  • Youtube: www.youtube.com/@noithatslvvietnam
  • Xem thêm nhiều dự án khác tại Behance: www.behance.net/slvvietnam
  • Theo dõi fanpage chính thức của SLV Vietnam để không bỏ lỡ những bài viết hay!
Đánh giá bài viết

FOUNDER & CEO LÊ MINH VŨ

  • Anh Lê Minh Vũ theo học ngành Thiết Kế Nội Thất tại Trường Đại Học Kiến Trúc T.P Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp anh dành thời gian dài để công tác tại nhiều công ty trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất để trao dồi kinh nghiệm thực tế. Với niềm đam mê cùng với định hướng phát triển rõ ràng, anh Vũ tiếp tục theo học và sở hữu tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế tại Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí Minh (Hutech). Đây chính là nền tảng cũng như là bước đệm lớn cho sự thành lập và phát triển Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam.
  • Sau quãng thời gian đủ dài tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế bằng những dự án đa phong cách như các công trình hiện đại, sang trọng… Anh Lê Minh Vũ đã tự tin sáng lập Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp nội thất hoàn mỹ, đẳng cấp.
  • Facebook: facebook.com/victor.vu.14
  • Behance: behance.net/slvvietnam
Thước lỗ ban Thước lỗ ban