06 Nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà phố và những điều nên tránh

Cầu thang đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của ngôi nhà. Nó là phương tiện di chuyển chính giữa các tầng và là một phần kiến trúc độc đáo, tạo nên sự thanh lịch và thể hiện đẳng cấp của gia chủ. Ngoài ra, cầu thang thường được xem như trục xương sống của ngôi nhà, có ảnh hưởng đáng kể đến sự lưu thông năng lượng bên trong.

Khi thiết kế cầu thang hợp phong thủy, nó có thể tạo ra một nguồn sinh khí vô hình, mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Cùng SLV Vietnam điểm qua các nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà phố, những điều nên tránh và tham khảo thêm một số mẫu thiết kế hợp phong thủy trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc thiết kế cầu thang nhà phố
Nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà phố

1. Độ rộng và độ cao của bậc thang hợp lý

Nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế cầu thang nhà phố là cân nhắc về độ rộng và độ cao của các bậc cầu thang. Trong quá trình thiết kế, cần xem xét kỹ về độ rộng phù hợp với diện tích và vị trí đặt cầu thang. Việc quá rộng hoặc quá hẹp đều có thể gây thiếu cân đối và không đồng đều trong không gian. 

Thông thường, độ rộng của cầu thang nhà phố nên nằm trong khoảng từ 75 – 120cm, độ rộng của từng bậc thang nên nằm trong khoảng từ 24 – 27cm và chiều cao từ 16 – 18cm. Độ rộng của mỗi bậc thang cần đảm bảo lớn hơn kích thước bàn chân của người trưởng thành, để đảm bảo sự thoải mái và tiện lợi cho người sử dụng. Cầu thang quá hẹp có thể dẫn đến nguy cơ té ngã và không an toàn, trong khi cầu thang quá rộng có thể chiếm quá nhiều diện tích và gây mất cân đối với tổng thể của ngôi nhà.

Trong quá trình thiết kế, cần xem xét kỹ về độ rộng phù hợp với diện tích và vị trí đặt cầu thang. Việc quá rộng hoặc quá hẹp đều có thể gây thiếu cân đối và không đồng đều trong không gian.

Đảm bảo độ rộng và độ cao của bậc thang là yếu tố quan trọng hàng đầu khi thiết kế cầu thang
Đảm bảo độ rộng và độ cao của bậc thang là yếu tố quan trọng hàng đầu khi thiết kế cầu thang

2. Độ dốc của cầu thang

Độ dốc của cầu thang cần nằm trong khoảng từ 33° đến 36° để đảm bảo an toàn và thoải mái cho người sử dụng. Nếu độ dốc quá cao, sẽ tạo cảm giác mệt mỏi khi leo cầu thang. Ngược lại, nếu độ dốc quá thấp, sẽ làm tăng chiều dài và diện tích của cầu thang. Độ cao và độ rộng của bậc thang phụ thuộc vào khoảng cách giữa các bước.

Để tính toán độ cao và độ rộng của bậc thang, bạn có thể sử dụng công thức sau:

2b + h = 60 cm

Trong trường hợp chiều cao giữa các tầng quá lớn, hãy xem xét việc bố trí các chiếu nghỉ ở các vị trí hợp lý. Điều này giúp người sử dụng cầu thang leo lên không gặp quá nhiều khó khăn và mệt mỏi.

3. Vị trí đặt cầu thang hợp lý

Có hai vị trí phổ biến để đặt cầu thang trong một ngôi nhà: giữa nhà và cuối nhà. Đặt cầu thang phía trước nhà không phải là lựa chọn tốt vì không chỉ làm mất thẩm mỹ, cản trở tầm nhìn, mà còn có thể ảnh hưởng đến phong thủy.

Cầu thang ở vị trí giữa ngôi nhà cho phép tối ưu hóa số lượng phòng ngủ trong ngôi nhà, thích hợp cho các gia đình có nhiều thành viên. Đây thường là sự lựa chọn cho các ngôi nhà có lòng nhà sâu. Tuy nhiên, cách bố trí này có thể tách ngôi nhà thành hai phần tầng 1 và tầng 2. Để giảm thiểu điều này, gia chủ có thể chọn thiết kế cầu thang xoay dọc để tạo ra không gian liên hoàn hơn ở tầng 1.

 

 

Cầu thang ở giữa nhà phù hợp với gia đình có đông thành viên
Cầu thang ở giữa nhà phù hợp với gia đình có đông thành viên

Còn với cầu thang ở cuối ngôi nhà, ngôi nhà sẽ có không gian liên hoàn ở tầng 1 và phòng ngủ ở tầng trên sẽ có diện tích lớn. Điều này cho phép sự linh hoạt trong việc thiết kế phòng ngủ, bao gồm cả việc bố trí góc làm việc, góc đọc sách hoặc bàn ghế sofa. Tuy nhiên, cách bố trí này có thể hạn chế số lượng phòng ngủ và không phù hợp cho gia đình có nhiều người hoặc trong trường hợp ngôi nhà có lòng nhà quá sâu.

Cầu thang ở cuối nhà cho phép gia chủ linh hoạt hơn trong việc bố trí phòng ngủ
Cầu thang ở cuối nhà cho phép gia chủ linh hoạt hơn trong việc bố trí phòng ngủ

4. Số bậc cầu thang nên là số lẻ

Theo quan niệm, số bậc thang phải là số lẻ, không được là số chẵn để mang lại ý nghĩa về sức khỏe, tài lộc, may mắn và hạnh phúc. Đây là nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà phố quan trọng mà các kiến trúc sư cần biết.

Trong thiết kế cầu thang, người ta thường áp dụng quy tắc “sinh – lão – bệnh – tử” hoặc công thức 4n + 1 để đảm bảo rằng số bậc thang là số lẻ. Đồng thời tránh bậc chẵn cũng như không đặt nó trong cung tử. Việc tính toán theo quy tắc này có lợi cho gia đình và các thành viên trong nhà.

Ví dụ, trong thiết kế cầu thang cho nhà phố, các kiến trúc sư thường lựa chọn số bậc như 9, 13, 17, 21 hoặc 24 để tuân theo nguyên tắc này.

5. Chiếu nghỉ cầu thang

Chiếu nghỉ là một bước thang phẳng thường được sử dụng để làm điểm dừng khi bạn phải di chuyển trên cầu thang quá cao hoặc quá dài. Kích thước của chiếu nghỉ cần lớn hơn kích thước bậc thang và phải được đặt ở vị trí phù hợp. Thông thường, chiều rộng của chiếu nghỉ là 60cm và không vượt quá 90cm.

Nơi đặt chiếu nghỉ thường nằm ở giữa số bậc thang để tạo sự thuận tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, phần chiếu nghỉ của cầu thang có thể được tùy chỉnh để cải thiện tính tiện dụng và mỹ quan của ngôi nhà.

Chiếu nghỉ cầu thang nên nằm giữa số bậc thang để tiện sử dụng 
Chiếu nghỉ cầu thang nên nằm giữa số bậc thang để tiện sử dụng

6. Lan can, tay vịn

Một số mẫu thiết kế cầu thang hiện đại có thể loại bỏ lan can và tay vịn. Tuy nhiên, trong nguyên tắc, việc có lan can và tay vịn trên cầu thang vẫn rất quan trọng để đảm bảo an toàn và sự thuận tiện trong việc di chuyển. Chiều cao của lan can nên phù hợp với kích thước cơ thể, với mức lý tưởng là từ 85 đến 90cm. Vật liệu làm tay vịn có thể là gỗ, kim loại hoặc kính, tùy thuộc vào sự lựa chọn và phong cách thiết kế cầu thang.

7. Những điều nên tránh khi thiết kế cầu thang theo phong thủy

7.1. Không nên xây cầu thang cắt góc

Cầu thang có hình dáng cong được coi là lựa chọn tốt nhất cho mọi ngôi nhà. Tuy nhiên, nhiều gia đình, vì không biết hoặc vì muốn tiết kiệm không gian đã xây cầu thang cắt góc. Hậu quả của việc này có thể dẫn đến việc gia đình và các thành viên không đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu cầu thang cắt góc được đặt đối diện với cửa ra vào chính.

Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể xem xét việc đặt một chậu cây cảnh ở vị trí cắt góc của cầu thang. Điều này sẽ giúp làm giảm độ sắc góc và tạo nên một đường cong mềm mại cho cầu thang.

Cầu thang cắt góc mang lại những ảnh hưởng không tốt cho công việc, tình cảm của gia chủ
Cầu thang cắt góc mang lại những ảnh hưởng không tốt cho công việc, tình cảm của gia chủ

7.2. Không nên xây cầu thang xoắn ốc

Cầu thang xoắn ốc được coi là một trong những loại kiến trúc độc đáo. Trong phong thủy, cầu thang này tạo ra một luồng khí xoắn quanh cột và việc dương khí bị xoắn lại có thể ảnh hưởng đến gia chủ, đặc biệt là nam giới trong gia đình. Khi cầu thang được đặt gần phòng ngủ hoặc phòng làm việc của gia chủ, việc mang hung khí cho gia chủ càng tăng lên.

Tránh xây dựng cầu thang xoắn trong nhà do ảnh hưởng dương khí
Tránh xây dựng cầu thang xoắn trong nhà do ảnh hưởng dương khí

7.3. Các bậc lên xuống cầu thang không hở

Khi sử dụng các bậc lên xuống cầu thang không hở thì sẽ không thoái khí và đảm bảo được tính chứa cũng như dẫn khí trong phong thủy cầu thang. Bất cứ loại cầu thang nào cũng cần xử lý kiên cố và che chắn tránh nguy hiểm. Trường hợp cầu thang không có thành chắc chắn sẽ dễ dẫn đến thoát khí ra ngoài, ảnh hưởng đến phong thủy.

Cầu thang bậc không hở giúp dẫn khí lưu thông tốt lên tầng trên
Cầu thang bậc không hở giúp dẫn khí lưu thông tốt lên tầng trên

7.4. Hạn chế đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Trong phong thủy, việc đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang trong nhà phố sẽ có tác động trực tiếp đến luồng khí tích cực và giảm hiệu suất trấn yểm những luồng khí xấu như Đại sát, Thiên hình,… Vì vậy, khi lập kế hoạch xây dựng cầu thang, gia đình nên hạn chế đặt nhà vệ sinh ở vị trí này để tạo điều kiện thu hút và duy trì luồng khí tích cực trong ngôi nhà.

Hạn chế đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhằm tránh các luồng khí tiêu cực
Hạn chế đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nhằm tránh các luồng khí tiêu cực

7.5. Chân cầu thang không nên đặt ngay cửa ra vào, phòng ngủ

Trong quá trình thiết kế cầu thang, tránh đặt chân cầu thang đối diện trực tiếp với cửa chính để ngăn vượng khí xấu thoát ra. Không nên đặt chân cầu thang ngay tại cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ, vì có thể gây ra các tác động tiêu cực cho gia đình như mất lộc hay gặp vấn đề sức khỏe.

Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng kính cho cửa nhà, đặt một quả cầu pha lê giữa cầu thang và cửa. Ngoài ra có thể lắp một tấm gương nhỏ ở mặt sau cánh cửa, đối diện với cầu thang để giúp duy trì vượng khí trong ngôi nhà.

Tránh đặt cầu thang đối diện cửa ra vào để ngăn chặn vượng khí thoát ra
Tránh đặt cầu thang đối diện cửa ra vào để ngăn chặn vượng khí thoát ra

8. Một số mẫu thiết kế cầu thang đúng phong thủy cho nhà phố

Khi xây cầu thang cho nhà phố, hãy chọn vị trí rộng rãi, thiết kế dạng cong để tối ưu hóa luồng khí tốt và đảm bảo số bậc thang, độ rộng, độ cao cũng như độ dốc. Nếu bạn đang chuẩn bị xây dựng cầu thang nhưng phân vân chưa thiết kế như thế nào là hợp phong thủy. Hãy tham khảo một số mẫu thiết kế cầu thang đúng phong thủy cho nhà phố được SLV Vietnam tổng hợp dưới đây:

Xây dựng cầu thang ở phía bên phải căn nhà dễ dàng luân chuyển sinh khí lên tầng trên
Xây dựng cầu thang ở phía bên phải căn nhà dễ dàng luân chuyển sinh khí lên tầng trên
Cầu thang hướng Đông Bắc mang lại tiền tài, may mắn
Cầu thang hướng Đông Bắc mang lại tiền tài, may mắn
Vị trí cầu thang thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên
Vị trí cầu thang thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên
Thiết kế cầu thang cong mềm mại phù hợp với mọi gia đình
Thiết kế cầu thang cong mềm mại phù hợp với mọi gia đình
Chọn số lượng bậc cầu thang theo quy luật Sinh – Lão - Bệnh - Tử để đảm bảo yếu tố phong thủy
Chọn số lượng bậc cầu thang theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử để đảm bảo yếu tố phong thủy

Thiết kế cầu thang cho nhà phố hợp phong thủy là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính hài hòa cho ngôi nhà và đảm bảo vượng khí lưu thông đều đặn giữa các tầng. Vì vậy, hãy xem xét các nguyên tắc xây dựng cầu thang phong thủy hiệu quả mà SLV Vietnam đã chia sẻ trên đây. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích về thiết kế cầu thang và chọn được mẫu cầu thang phù hợp cho gia đình. Nếu bạn có nhu cầu về thiết kế nội thất hay cầu thang thì đừng quên liên SLV Vietnam ngay nhé.

Thông tin liên hệ

  • VP 1: 8/3 Đường số 38, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
  • VP 2: 9/3 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q.1
  • Xưởng: 63 Quách Điêu, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh
  • Hotline: 08 9930 9186
  • Email: slv.design.vietnam@gmail.com
  • Youtube: https://www.youtube.com/@slvvietnam
  • Xem thêm nhiều dự án khác tại Behance: www.behance.net/slvvietnam
Đánh giá bài viết

FOUNDER & CEO LÊ MINH VŨ

  • Anh Lê Minh Vũ theo học ngành Thiết Kế Nội Thất tại Trường Đại Học Kiến Trúc T.P Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp anh dành thời gian dài để công tác tại nhiều công ty trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất để trao dồi kinh nghiệm thực tế. Với niềm đam mê cùng với định hướng phát triển rõ ràng, anh Vũ tiếp tục theo học và sở hữu tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế tại Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí Minh (Hutech). Đây chính là nền tảng cũng như là bước đệm lớn cho sự thành lập và phát triển Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam.
  • Sau quãng thời gian đủ dài tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế bằng những dự án đa phong cách như các công trình hiện đại, sang trọng… Anh Lê Minh Vũ đã tự tin sáng lập Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp nội thất hoàn mỹ, đẳng cấp.
  • Facebook: facebook.com/victor.vu.14
  • Behance: behance.net/slvvietnam
Thước lỗ ban Thước lỗ ban