Phong cách nội thất Romanticism: Cho những tâm hồn mộng mơ

Khi nhắc tới Romanticism chúng ta liền nghĩ ngay tới sự lãng mạn. Phong cách nội thất Romanticism lấy cảm hứng từ sự ngọt ngào và cháy bỏng của tình yêu. Nếu bạn là một người thích sự lãng mạn, những điều nhẹ nhàng và tình cảm thì phong cách này rất phù hợp với bạn. Hãy cùng SLV Việt Nam tìm hiểu xem phong cách này có những điều gì thú vị nhé!

1. Nguồn gốc phong cách nội thất Romanticism

Thuật ngữ “chủ nghĩa lãng mạn” lần đầu tiên được áp dụng cho thơ ca vào cuối những năm 1800 ở Đức. Phong trào này được khởi xướng bởi William Wordsworth. Tuy nhiên, chủ nghĩa lãng mạn không chỉ là một phong trào văn học. Trong suốt thế kỷ 18 và 19, thiết kế nội thất lãng mạn có một sự hiện diện mạnh mẽ và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

noi-that-Romanticism
Phong trào lãng mạn được khởi xướng bởi William Wordsworth (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Phong cách nội thất Romanticism là gì?

Phong cách thiết kế nội thất Romanticism rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất và trang trí nhà cửa. Nó làm cho căn phòng trở nên lãng mạn, thanh lịch và ấm áp hơn.

phong-cach-noi-that-Romanticism
Phong cách Romanticism ấm áp và thanh lịch (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Phong cách nội thất lãng mạn này có thể dễ dàng phối hợp với các phong cách thiết kế khác như phong cách thiết kế nội thất tối giản, phong cách hiện đại, phong cách Farmhouse… Phong cách lãng mạn không nhất thiết phải đồng nghĩa với rườm rà và nữ tính. Nó có nét truyền thống nhưng không ngột ngạt và trông quyến rũ qua tất cả giác quan.

phong-cach-Romanticism
Phong cách nội thất Romanticism kết hợp với Farmhouse (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Đặc điểm phong cách nội thất Romanticism

3.1. Màu sắc không gian Romanticism Style

Các tông màu trung tính nhẹ nhàng, ấm áp hoặc màu phấn nhạt được sử dụng trong phong cách kiến trúc lãng mạn. Những màu sắc Romanticism Style này làm dịu bầu không khí và tạo ra tâm trạng lãng mạn thoải mái trong không gian sống.

su-lang-man-ngot-ngao
Tông màu trung tính nhẹ nhàng, ấm áp được ưu tiên (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Màu sắc thường được sử dụng trong phong cách kiến trúc lãng mạn là hồng nhạt, tím nhạt, trắng, kem… Nếu bạn thích một cái gì đó táo bạo hơn, màu đỏ cũng là sự lựa chọn tốt trong căn phòng lãng mạn.

su-lang-man-ngot-ngao
Màu đỏ là sự lựa chọn tốt trong căn phòng kiến trúc nội thất lãng mạn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.2. Đồ nội thất cổ điển Romanticism Style

Hãy chú ý đến những món đồ nội thất cổ điển. Ghế bành, ghế Sofa và giường bọc nệm sang trọng tạo thêm sự thoải mái cho căn phòng. Chủ nghĩa lãng mạn quan tâm về sự mềm mại, vì vậy hãy tìm những đồ nội thất có các cạnh cong. Đặc biệt là sắp xếp chúng ở gần nhau. Ví dụ, đặt một chiếc ghế dài cổ điển ở cuối giường của bạn. Phía bên kia phòng, kê thêm một chiếc ghế bành mềm mại và một chiếc bàn phụ tạo thành một góc đọc sách.

su-lang-man-ngot-ngao
Đồ nội thất được sắp xếp gần nhau (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.3. Đồ trang trí phù hợp với tổng thể

Trang trí bằng vải Romanticism Style

Một thiết kế nội thất lãng mạn thường nghiêng về phía nữ tính. Sử dụng các loại vải như ren và voan hoặc những loại vải có họa tiết hoa. Tuy nhiên, bạn có thể thêm các đồ trang trí nam tính hơn vào phòng với liều lượng nhỏ. Mục đích để giữ cân bằng trong phòng ngủ hoặc không gian sinh hoạt chính. Satin, nhung và len cũng là những lựa chọn phổ biến.

phong-cach-noi-that-Romanticism
Các loại vải như ren, voan hoặc có họa tiết hoa trong trang trí (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Rèm cửa Romanticism Style

Những chi tiết nhỏ khiến căn phòng trở nên ấm áp hơn. Rèm lụa lọc ánh sáng, tạo ra một bầu không khí gần gũi và hoàn hảo cho sự lãng mạn. Những tấm rèm cực dài tạo cảm giác thư thái và mát mẻ.

Romanticism-design
Rèm cửa dài tạo cảm giác thoải mái (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Đèn và chiếu sáng Romanticism Style

Đèn chùm và đèn chiếu sáng nên chọn loại có công suất thấp hoặc công tắc điều chỉnh độ sáng. Lấp lánh và tỏa sáng là những yếu tố của lãng mạn nên chúng không thể thiếu.

thiet-ke-noi-that-lang-man
Đèn tạo cảm giác lung linh và huyền ảo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thảm trải sàn Romanticism Style

Những tấm thảm cổ lớn tạo thêm điểm nhấn cho không gian, đồng thời mang đến sự thoải mái cho căn nhà. Bạn có thể sử dụng thảm len phương Đông hoặc thảm lông mềm.

Romanticism-style
Tấm thảm cổ tạo thêm điểm nhấn cho không gian (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hoa và trái cây Romanticism Style

Bạn có thể thêm sức sống cho không gian với hoa tươi hoặc thậm chí một rổ trái cây yêu thích của mình.

phong-cach-noi-that-Romanticism
Tạo thêm không gian cho căn phòng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Ứng dụng phong cách nội thất Romanticism trong từng không gian sống

4.1. Phòng khách được thiết kế theo phong cách Romanticism

Phòng khách theo phong cách nội thất Romanticism được thiết kế theo đường nét thanh mảnh và nhẹ nhàng. Chú ý sử dụng các bức tường có họa tiết hoặc sử dụng giấy dán tường có hoa văn. Các đồ nội thất như bàn, ghế Sofa… sẽ có kiểu dáng uốn lượn. Những đường cong mềm mại tạo ra cảm giác uyển chuyển và bay bổng trong không gian.

phong-cach-noi-that-lang-man
Phòng khách được thiết kế với dáng vẻ uốn lượn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.2. Phòng ngủ theo phong cách nội thất Romanticism

Phòng ngủ là nơi để thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi. Riêng đối với phong cách nội thất Romanticism lại phù hợp với các cặp vợ chồng trẻ. Nên phòng ngủ cũng là nơi để hâm nóng tình cảm.

phong-cach-noi-that-Romanticism
Phòng ngủ phong cách nội thất lãng mạn tạo cảm giác thoải mái (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Trong phòng ngủ có thể sử dụng những gam màu nhẹ nhàng như màu hồng, màu trắng, màu kem… Giường ngủ được đặt ở chính giữa căn phòng tạo cảm giác lãng mạn và thư thái. Có thể sử dụng nến thơm nhẹ hoặc tinh dầu như hoa nhài và hoa oải hương để tăng hiệu ứng cho không gian.

Romanticism-interior
Phòng ngủ phong cách nội thất lãng mạn sử dụng những gam màu nhẹ nhàng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.3. Phong cách nội thất Romanticism trong bố trí phòng bếp

Trong thiết kế nhà bếp, bộ bàn ăn chính là điểm nhấn của căn phòng, nên được làm rất tỉ mỉ và chăm chút. Bàn ăn theo phong cách nội thất Romanticism thường mang dáng vẻ nữ tính với những đường nét cầu kì và sắc sảo. Chính điều đó giúp bữa ăn thêm ngon miệng và ấm cúng hơn.

Romanticism-interior-kitchen
Phong cách nội thất Romanticism trong phòng bếp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Những lưu ý khi thiết kế nhà theo phong cách nội thất Romanticism

Mặc dù không thể phủ nhận phong cách lãng mạn là nữ tính, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn sự gợi cảm của nam tính trong thiết kế. Bằng cách kết hợp các yếu tố nam tính truyền thống vào thiết kế của bạn. Chẳng hạn như dùng vải sọc, chiếc ghế bọc vải dày và các phụ kiện bằng gỗ tối màu. Điều đó có thể tạo ra một không gian lãng mạn thu hút cả hai giới.

phong-cach-Romanticism
Dùng vải sọc để tạo cảm giác không quá nữ tính (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hai yếu tố hầu như luôn được tìm thấy trong phòng ngủ phong cách nội thất lãng mạn là phối màu nhạt hoặc màu phấn với họa tiết hoa. Chúng có thể được tìm thấy trên đồ nội thất như bàn, ghế, giường, cửa sổ, thảm và cả trên tường.

phong-cach-noi-that-lang-man
Đồ nội thất có gam màu phấn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Sự lãng mạn hấp dẫn tất cả các giác quan. Chất liệu mềm mại, gợi cảm, sang trọng và hấp dẫn. Cùng với ánh sáng mờ ảo, ánh nến nhẹ nhàng và sắp đặt hoa thơm đã hoàn thiện tâm trạng lãng mạn tổng thể của căn phòng.

noi-that-Romanticism
Ánh sáng mờ ảo tạo không gian mờ ảo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

6. Khám phá những mẫu thiết kế phong cách Romanticism được ưa chuộng nhất hiện nay

lang-man-la-gi
Mẫu phòng khách Romanticism Style tường có hoa văn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
lang-man-la-gi
Mẫu phòng khách Romanticism Style sử dụng đồ nội thất nữ tính (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
lang-man-la-gi
Thảm trải sàn màu sắc nổi bật và có hoa văn là lựa chọn tốt (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
phong-cach-noi-that-Romanticism
Rèm cửa thiết kế dáng dài và chất liệu mềm mại trong thiết kế kiến trúc Romanticism (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
romantic-nghia-la-gi
Ánh sáng tự nhiên tăng hiệu ứng thị giác căn phòng Romanticism Style (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
romantic-nghia-la-gi
Nhà bếp phong cách kiến trúc lãng mạn sử dụng đồ nội thất nhẹ nhàng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
romantic-nghia-la-gi
Phòng ngủ Romanticism Style với các chi tiết trang trí tạo điểm nhấn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Xem thêm về các phong cách phòng khách khác tại đây:

>> Phong cách nội thất Luxury: Bậc thầy của đẳng cấp và sang chảnh

>>Phong cách nội thất Hàn Quốc: Nét đẹp trang nhã đến từng chi tiết

Đội ngũ thiết kế, thi công chuyên nghiệp tại SLV Vietnam
Đội ngũ thiết kế, thi công chuyên nghiệp tại SLV Vietnam

 

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhanh nhất!

san-xuat-noi-that-theo-yeu-cau

 Nguồn ảnh: Sưu tầm

5/5 - (4 bình chọn)

FOUNDER & CEO LÊ MINH VŨ

  • Anh Lê Minh Vũ theo học ngành Thiết Kế Nội Thất tại Trường Đại Học Kiến Trúc T.P Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp anh dành thời gian dài để công tác tại nhiều công ty trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất để trao dồi kinh nghiệm thực tế. Với niềm đam mê cùng với định hướng phát triển rõ ràng, anh Vũ tiếp tục theo học và sở hữu tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế tại Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí Minh (Hutech). Đây chính là nền tảng cũng như là bước đệm lớn cho sự thành lập và phát triển Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam.
  • Sau quãng thời gian đủ dài tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế bằng những dự án đa phong cách như các công trình hiện đại, sang trọng… Anh Lê Minh Vũ đã tự tin sáng lập Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp nội thất hoàn mỹ, đẳng cấp.
  • Facebook: facebook.com/victor.vu.14
  • Behance: behance.net/slvvietnam
Thước lỗ ban Thước lỗ ban