Phong cách nội thất Metallic: Không gian ánh kim thu hút ánh nhìn

Ngày nay, việc xây dựng nội thất cho nhà ở, rất được mọi người quan tâm. Phong cách thiết kế nội thất Metallic được biết đến như một phong cách lịch sự và hiện đại. Vẻ ngoài tiện nghi và sang trọng là điểm nổi bật của phong cách này. Cùng SLV Việt Nam tìm hiểu vì sao phong cách nội thất Metallic (Metallic Interior Design) là một trong những phong cách được ưa thích nhất nhé!

1. Metallic là gì? Nguồn gốc phong cách thiết kế nội thất Metallic?

Metallic là gì? Từ thời kì Phục Hưng, phong cách kiến trúc Metallic đã được biết đến rộng rãi ở các nước Tây Á và Châu Âu. Đặc biệt thường xuyên xuất hiện trong các kiến trúc như lâu đài, tòa tháp, cung điện… Ngày nay, phong cách thiết kế sang trọng này thường được xuất hiện trong nội thất nhà ở, cửa hàng thời trang và nhà hàng khách sạn.

phong-cach-noi-that-metallic
Nguồn gốc phong cách thiết kế nội thất Metallic (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Phong cách nội thất Metallic là gì?

Phong cách thiết kế Metallic hay còn gọi là phong cách ánh kim. Là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc và nội thất căn nhà. Tạo nên một vẻ đẹp sang trọng, hiện đại và quý phái bằng cách sử dụng những chi tiết kim loại hay còn gọi là Metallic trong ngôi nhà.

phong-cach-noi-that-metallic
Phong cách thiết kế nội thất Metallic (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Điểm đặc trưng của phong cách thiết kế sang trọng Metallic

3.1. Phong cách nội thất Metallic đặc trưng bởi việc sử dụng đồ nội thất bằng kim loại

Được biết đến với ưu điểm sử dụng đồ nội thất chất liệu kim loại là chủ yếu. Những kim loại thường được dùng là vàng, đồng, niken, thép không gỉ…

metallic-interior-design
Sử dụng đồ nội thất bằng kim loại (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Các đồ vật được làm bằng kim loại thường mang đường nét cứng nhắc và khô khan, không được mềm mại như vải hay uyển chuyển như gỗ. Nhưng những đồ nội thất của phong cách nội thất Metallic đều toát lên vẻ thiết kế sang trọng và lộng lẫy riêng.

metallic-interior-design
Đồ nội thất phong cách nội thất Metallic toát lên vẻ sang trọng và lộng lẫy (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.2. Màu sắc không gian tương phản tạo nên nét độc đáo cho phong cách nội thất Metallic

Màu sắc thường thấy là sự đối nghịch giữa màu ấm và màu lạnh. Màu ấm là màu vàng, màu đồng, màu hồng vàng… Màu lạnh là màu bạc, bạch kim, trắng… Hai tông màu này phối hợp lại với nhau tạo nên sự sáng bóng và tương phản cho không gian. Chúng giúp điều tiết không gian ngôi nhà một cách tự nhiên, có thể nhìn ấm áp hơn cũng có thể mát mẻ hơn.

metallic-interior-design
Màu sắc không gian tương phản tạo nên nét độc đáo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.3. Ánh sáng tạo điểm nhấn cho không gian chung

Ánh sáng là điều không thể thiếu của căn nhà thiết kế theo phong cách Metallic. Chính ánh sáng đem lại không gian lung linh và huyền ảo cho căn nhà. Sử dụng dèn chùm hoặc đèn âm trần đèn trang trí phòng khách chung cư. Với ánh sáng trắng sáng và vàng ấm để làm nổi bật nội thất cho căn hộ sang trọng, căn hộ 30m2,…

metallic-interior-design
Ánh sáng vàng ấm làm nổi bật nội thất (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.4. Có ý nghĩa phong thủy với chủ nhà

Phong cách thiết kế nội thất Metallic có ý nghĩa với những người mang mệnh kim, mệnh kim phù hợp với kim loại và những căn hộ 30m2.

metallic-architect
Phong cách thiết kế sang trọng này phù hợp những người mang mệnh kim (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.5. Đồ trang trí sang trọng

metallic-architect
Đồ trang trí sang trọng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bình hoa

Những bình hoa với thiết kế dáng cao, cổ nhỏ và có màu sắc sáng rất phù hợp với phong cách này làm căn hộ sang trọng hơn.

Tranh treo tường

Các bức tranh mang đường nét đơn giản, không nhất thiết phải vẽ phức tạp. Nhưng để toát được lên vẻ đẹp vốn có của phong cách Metallic có thể đóng khung kính mạ vàng để thêm phần sinh động cho bức tranh. Giúp căn phòng mang phong cách sang trọng quý phái.

metallic-architect
Các bức tranh mang đường nét đơn giản, không nhất thiết phải vẽ phức tạp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Gương cổ điển

Những chiếc gương tròn treo tường hoặc gương chữ nhật dựa tường thường được sử dụng. Chúng có dáng vẻ lớn và cổ điển. Gương được dùng trong phòng khách, phòng ngủ và nhà tắm.

metallic-architect
Những chiếc gương tròn treo tường được sử dụng trong căn hộ sang trọng theo phong cách Metallic (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Giá đỡ đồ vật

Để có thể chưng được những đồ trang trí cần có những giá đỡ như cách trang trí cửa sổ. Thiết kế ưu tiên sự gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo có nét thanh lịch.

metallic-architect
Giá đỡ được thiết kế gọn nhẹ nhưng rất thanh lịch theo phong cách sang trọng quý phái (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Phong cách thiết kế nội thất Metallic theo từng không gian sống

4.1. Phòng khách được thiết kế theo phong cách Metallic

Phòng khách là nơi đón tiếp khách ghé thăm nhà. Ấn tượng đầu tiên của mọi người khi tham quan ngôi nhà là rất quan trọng. Một không gian xa hoa, tráng lệ sẽ để lại ấn tượng cho mọi người. Ở phòng khách bạn có thể lựa chọn kỹ những đồ nội thất như bàn, ghế, tủ đựng tivi, đồng hồ treo tường…

metallic-interior-design-living-room
Phòng khách được thiết kế theo phong cách Metallic (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.2. Phòng ngủ được bố trí theo phong cách Metallic

Phòng ngủ là nơi bộc lộ sở thích của gia chủ. Ngoài ra đây còn là nơi để thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Chính vì thế ngoài việc thể hiện tính cách cá nhân, cần đảm bảo có sự thoải mái nhất. Tránh chọn lựa quá nhiều đồ vật kim loại, vì như thế sẽ gây ra cảm giác gia nhọn cho căn phòng. Các bạn cần chú ý và tinh tế trong việc lựa chọn đồ nội thất.

metallic-interior-design-bedroom
Phòng ngủ được bố trí theo phong cách Metallic (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.3. Nhà bếp được xây dựng theo phong cách Metallic

Nhà bếp là nơi cả gia đình quây quần bên nhau trong mỗi bữa cơm. Không gian nhà bếp có ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị của cả gia đình. Ngoài ra cũng giúp chị em nội trợ cảm thấy thoải mái khi mỗi lần đứng bếp nấu ăn.

metallic-interior-design-kitchen
Nhà bếp được xây dựng theo phong cách Metallic (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bạn có thể xây dựng bồn rửa bằng đá cẩm thạch, bộ đồ gia dụng được mạ vàng. Chính điều này sẽ làm căn bếp trở nên sang trọng hơn.

nha-bep-phong-cach-metallic
Nhà bếp được xây dựng theo phong cách Metallic (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.4. Phòng tắm và nhà vệ sinh với xu hướng Metallic

Phòng tắm là nơi riêng tư của mỗi gia đình. Bên cạnh những phòng tắm truyền thống mang vẻ giản dị ta thường thấy. Bạn có thể biến đổi phòng tắm bằng phong cách Metallic. Bằng cách thay đổi một số đồ nội thất của phòng tắm như: bồn tắm, vòi hoa sen, móc treo quần áo… phù hợp với không gian chung.

nha-tam-phong-cach-metallic
Phòng tắm và nhà vệ sinh với xu hướng Metallic (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Những lưu ý khi thiết kế nhà ở theo phong cách thiết kế nội thất Metallic

Đồ nội thất làm bằng kim loại được gia công tỉ mỉ theo nhà phong cách châu âu. Xử lý qua các khâu chống han gỉ, do đó bề mặt kim loại sẽ sáng bóng hơn. Nên chọn đồ nôi thất có độ bóng thấp, không nên sử dụng các đồ vật có độ bóng loáng cao.

phong-cach-thiet-ke-metallic
Đồ nội thất làm bằng kim loại được gia công tỉ mỉ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Đồ nội thất của phong cách Metallic là nội thất luxury thường có độ bền cao và chịu lực tốt. Các sản phẩm được thiết kế đa dạng và phong phú.

phong-cach-thiet-ke-metallic
Các sản phẩm được thiết kế đa dạng và phong phú (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Khi lựa chọn đồ nội thất phải chọn hài hòa, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc ảnh hưởng đến bố cục chung của ngôi nhà.

phong-cach-thiet-ke-metallic
Lưu ý sử dụng bố cục màu sắc hài hòa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Nếu như bạn không có nhiều chi phí để mạ vàng cho đồ nội thất thì nên chọn những chi tiết quan trọng, lưu ý chọn những chỗ hợp lý. Như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo tạo ra đường nét cho đồ nội thất.

metallic-style
Chọn những chi tiết quan trọng để mạ vàng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Xem thêm nhiều phonhttps://slvvietnam.com/phong-cach-thiet-ke/noi-that-zen-thien/”>Phong cách nội thất Zen

> Phong cách nội thất Bauhaus

SLV Vietnam sở hữu xưởng sản xuất rộng hơn 2000m2
SLV Vietnam sở hữu xưởng sản xuất rộng hơn 2000m2

 

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhanh nhất!

 Nguồn ảnh: Sưu tầm

5/5 - (5 bình chọn)

FOUNDER & CEO LÊ MINH VŨ

  • Anh Lê Minh Vũ theo học ngành Thiết Kế Nội Thất tại Trường Đại Học Kiến Trúc T.P Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp anh dành thời gian dài để công tác tại nhiều công ty trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất để trao dồi kinh nghiệm thực tế. Với niềm đam mê cùng với định hướng phát triển rõ ràng, anh Vũ tiếp tục theo học và sở hữu tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế tại Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí Minh (Hutech). Đây chính là nền tảng cũng như là bước đệm lớn cho sự thành lập và phát triển Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam.
  • Sau quãng thời gian đủ dài tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế bằng những dự án đa phong cách như các công trình hiện đại, sang trọng… Anh Lê Minh Vũ đã tự tin sáng lập Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp nội thất hoàn mỹ, đẳng cấp.
  • Facebook: facebook.com/victor.vu.14
  • Behance: behance.net/slvvietnam
Thước lỗ ban Thước lỗ ban