Phong cách nội thất Farmhouse: Hơi thở miền quê giữa chốn đô thị

Nếu bạn là một người yêu thích thiên nhiên, muốn sống hòa mình cùng cây cỏ, hoa lá thì không thể bỏ qua phong cách thiết kế nội thất Farmhouse. Chính sự giản dị, mộc mạc của phong cách farm house là điều thu hút và giữ chân những người đang tìm hiểu về cách thiết kế nội thất cho nhà cửa hiện nay. Hãy cùng SLV Việt Nam tìm hiểu những nét đặc biệt chỉ có tại phong cách nội thất Farmhouse (Farmhouse Interior Design) nhé!

1. Nguồn gốc phong cách nội thất Farmhouse?

Được biết đến từ những trang trại rộng lớn tại các miền quê của nước Anh, Pháp, Ý… Phong cách Farmhouse ngay từ đầu không hẳn là một phong cách thiết kế mà nó là sự biến đổi về mặt trang trí nhà cửa của những người nông dân ở đây để phù hợp với cuộc sống của họ.

phong-cach-noi-that-farm-house
Nguồn gốc phong cách thiết kế nội thất Farmhouse (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Phong cách nội thất Farmhouse là gì?

Bắt đầu từ thế kỷ 16, 17 phong cách thiết kế Farmhouse được mọi người chú ý tại châu Âu, sau một thời gian ngắn nó phát triển mạnh mẽ ở Mỹ. Kể từ đó, đã nhiều người biết tới phong cách này hơn.

phong-cach-noi-that-farm-house
Phong cách kiến trúc Farmhouse bắt đầu từ thế kỷ 16, 17 (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Là một phong cách được lấy ý tưởng hoàn toàn từ các vùng đồng quê. Rất dễ dàng để cho bạn nhận thấy rằng đồ nội thất sẽ hài hòa với thiên nhiên. Bên cạnh đó, với sự  chọn lựa kỹ từng chi tiết của các nhà thiết kế, nên vẫn sẽ đảm bảo được nét lịch sự, trang trọng cho chính không gian sống của bạn.

3. Phong cách nội thất Farmhouse có những điểm nổi bật nào?

3.1. Màu sắc là tông hoàn toàn trắng hoặc gần giống trắng

Khi nói tới phong cách thiết kế Farmhouse chúng ta sẽ hình dung ngay đến những tông màu trung tính ấm hoặc lạnh như: trắng, kem, be hay xám… Một bức tường trắng sẽ làm cho không gian farmhouse của bạn trở nên rộng rãi. Và đặc biệt là thu hút hơn khi trang trí cùng những đồ nội thất khác màu.

phong-cach-noi-that-farm-house
Những bức tường trắng làm điểm nhấn cho căn nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Những màu đen, xám đậm, xanh nước biển… sẽ tạo thêm góc cạnh cho các đồ nội thất farm house. Các màu sắc được kết hợp hài hòa và cân đối mang đến không gian sống thu hút và ấn tượng.

phong-cach-noi-that-farmhouse
Những màu đậm sẽ tạo nên sự tương phản cho căn phòng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.2. Đồ nội thất mang đậm dấu ấn thời gian 

Bàn gỗ cỡ lớn là sự lựa chọn được ưu tiên trong phong cách farm house

Những chiếc bàn của phong cách thiết kế Farmhosue có thể là chiếc bàn gỗ cỡ lớn. Thường để nguyên những vết sần sùi, chưa quét lớp sáp trơn. Nhằm giữ nguyên nét tự nhiên vốn có của nó.

phong-cach-noi-that-farmhouse
Chiếc bàn gỗ lớn, mang vẻ đẹp tự nhiên (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Gỗ ở phong cách thiết kế nội thất Farmhouse như một đặc trưng cơ bản, khó có thể thấy ở những phong cách thiết kế khác. Chủ yếu sẽ sử dụng gỗ lớn hoặc gỗ thông, những loại gỗ mang màu sắc đậm để kết hợp cùng với những mảng tường trắng cho farm house style.

phong-cach-noi-that-farmhouse
Những tấm gỗ được giữ được nét tự nhiên vốn có (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bạn có thể phủ thêm tấm vải trên mặt bàn để tạo nên đường nét mềm mại cho căn nhà. Một số loại vải có thể kết hợp được là vải canvas, vải chenille, bông, len… Chính những loại vải này sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn cho không gian sống.

phong-cach-noi-that-farmhouse
Khăn trải bàn sẽ tạo cảm giác mềm mại cho không gian (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ghế dài hoặc ghế đẩu rất được yêu thích

Bạn có thể chuẩn bị những chiếc ghế bằng kim loại nhưng chưa được đánh bóng. Điều đó sẽ tạo nên cảm giác dấu ấn về mặt thời gian cho căn nhà.

noi-that
Một chiếc ghế dài chưa được đánh bóng kỹ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hay là những chiếc ghế đẩu bằng mây, tre… phía trên có lót thêm một tấm nệm dày với màu sắc trung tính. Nhìn vừa thoải mái, vừa có thể sử dụng để thư giãn.

ghe-dau-farmhouse
Chiếc ghế đẩu tạo cảm giác thoải mái hơn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Chiếc tủ dáng đứng với thiết kế đơn giản

Một chiếc tủ với đôi nét khá cũ kĩ, đựng những vật dụng quan trọng, sắp xếp hợp lý trong căn phòng farm house. Nó sẽ khiến không gian trở nên thân thiện hơn.

phong-cach-noi-that-farmhouse
Chiếc tủ phù hợp với màu sắc căn nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.3. Các đồ nội thất trang trí đi kèm là điều không thể thiếu

Chiếc gương tròn với kiểu dáng cổ điển

Bạn có thể tìm đến những chiếc gương có kiểu dáng hình bầu dục, hình chữ nhật treo trên tường hoặc gương lớn bao quanh là gỗ, có thể để dựa vào chân tường, trên kệ tủ.

phong-cach-noi-that-farmhouse
Những chiếc gương làm căn phòng có thêm chiều sâu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Những chậu cây và bình hoa sẽ mang lại không gian mở

Điểm đặc trưng của phong cách farm house là các chậu cây và bình hoa được đặt phù hợp. Có thể được bố trí khắp mọi nơi của căn nhà, từ phòng ngủ cho tới phòng bếp, phòng khách. Điều đó sẽ khiến chúng ta cảm thấy hòa mình với môi trường bên ngoài.

phong-cach-noi-that-farmhouse
Những chậu hoa gợi cảm giác hòa mình với thiên nhiên (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Một thiết kế farm house mới lạ khác, bạn có thể sắp xếp những cành cây và hoa khô của mình thành một chiếc vòng, rồi treo nó trên các cánh cửa hoặc bức tường. Hoa khô vừa bền lại tạo nên tính thẩm mỹ cao cho căn nhà.

phong-cach-noi-that-farmhouse
Vòng hoa với những thiết kế đơn giản, dễ làm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Các vật dụng làm từ gỗ tự nhiên, mây, tre luôn là sự lựa chọn hoàn hảo

Bạn có thể chọn những mẫu chụp đèn, giỏ đựng đồ, bảng treo tường gỗ, các mẫu treo tường làm bằng mây để tăng thêm tính sáng tạo cho căn phòng.

phong-cach-nong-thon
Các mẫu bảng treo tường bằng gỗ đơn giản (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các mẫu treo tường bằng mây tre đơn giản
Các mẫu treo tường bằng mây tre đơn giản (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Phong cách nội thất Farmhouse theo từng không gian khác nhau

4.1. Điểm nhấn đặc biệt là nhà bếp – trái tim của toàn bộ ngôi nhà

Nhà bếp farm house được xây dựng lên với chức năng là nơi để phục vụ gia đình trong cuộc sống hằng ngày. Điều đặc biệt của phòng bếp là tủ bếp, bồn rửa, vòi nước… được thiết kế một cách vuông vức, ngay ngắn.

diem-nhan-bep
Nhà bếp là trái tim của toàn bộ ngôi nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Các vật liệu để làm thường là bằng gỗ, đá hoặc là kim loại được bọc lại bằng gỗ. Vì nhà bếp được sử dụng thường xuyên nên sẽ tăng độ bền cho vật dụng. Bên cạnh đó, không gian nhà bếp luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên bởi các ô cửa sổ và cửa kính lớn.

4.2. Phòng khách được thiết kế theo phong cách nội thất Farmhouse

Phòng khách farm house là nơi tiếp đón khách của mọi nhà, nếu không gian ở phòng khách mang lại cảm giác gần gũi, bạn đã thành công trong việc thiết kế rồi đấy. Không gian phòng khách có diện tích lớn cùng với đồ nội thất kích thước lớn tạo sự hoành tráng và ấn tượng.

phong-khach-farm-house
Phòng khách mang lại cảm giác ấp áp và gần gũi (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ở trung tâm căn phòng bạn có thể thiết kế một lò sưởi theo kiểu dáng của châu Âu, điều đó sẽ tăng thêm sự ấm áp. Bên cạnh đó bạn có thể bố trí các cây xanh sao cho phù hợp, nhưng vẫn phải đảm bảo lịch sự cho không gian chung.

4.3. Phòng ngủ được bố trí theo phong cách nội thất Farmhouse

Bạn có thể làm một chiếc giường bằng kim loại, các vật dụng đi kèm có thể như là một chiếc ghế bập bênh, một bức tranh lớn về thiên nhiên… Xung quanh có thể trang trí thêm mẫu đồ Vintage hoặc hoa văn Bohemian. Điều này sẽ tạo được nét phá cách cho phòng của bạn. Phòng ngủ phong cách Farmhouse luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên.

phong-ngu-farmhouse
Phòng ngủ mang phong cách thiết kế Farmhouse (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Những lưu ý cho căn phòng của bạn khi thiết kế theo phong cách nội thất Farmhouse

5.1. Không chọn những màu sắc quá nổi bật

Đồ nội thất của phong cách thiết kế Farmhouse được biết đến với vẻ mộc mạc, giản dị. Bạn cần tránh những màu diêm dúa vì sẽ ảnh hưởng tới ngôi nhà. Bạn có thể sử dụng những tông màu mà bạn yêu thích để tạo điểm đặc biệt. Tuy nhiên, cần đảm bảo phải dung hòa với tổng thể màu trắng, xám của không gian chung.

mau-sac
Chọn màu sắc đồ nội thất phù hợp với tổng thể (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5.2. Nên lựa chọn những đồ nội thất đậm chất “thời gian”

Điểm đặc sắc của phong cách thiết kế Farmhouse là cho mọi người thấy được tính lịch sử của căn nhà. Bạn có thể tìm mua những đồ nội thất tại các cửa hàng đồ cũ. Như vậy sẽ vừa giúp bạn tiết kiệm được tiền bạc, lại tạo được cảm giác hoài cổ.

do-noi-that
Lựa chọn những đồ nội thất đậm chất thời gian (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5.3. Pha trộn nhiều phong cách lại với nhau có thể ảnh hưởng đến bố cục căn nhà

Bạn có thể phối chung các phong cách tương đồng với phong cách Farmhouse, ở đây có thể là phong cách Rustic, phong cách Country. Nhưng không nên lạm dụng nó quá, vì sẽ ảnh hưởng đến nét mộc mạc ban đầu.

pha-tron-do-noi-that-farmhouse
Phong cách Farmhouse kết hợp với phong cách Rustic tạo nên sự mộc mạc (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Khi thiết kế có thể đi theo kiểu truyền thống hoặc biến tấu nó theo hiện đại nhưng vẫn phải đảm bảo giữ được nét đặc trưng vốn có.

5.4. Không nên dùng quá nhiều đồ trang trí

Đặt quá nhiều đồ trang trí sẽ khiến căn phòng trở nên lộn xộn, không nên cố gắng thiết kế quá cầu kì. Hãy giữ những chi tiết tự nhiên sẽ khiến không gian trở nên ấm áp hơn.

Không nên đặt quá nhiều đồ vật trang trí
Không nên dùng quá nhiều đồ vật trang trí (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5.5. Sẽ không thích hợp với người thích lối sống trang trọng

Một điều dễ thấy là phong cách Farmhouse phù hợp với những người yêu thích lối sống giản dị, mộc mạc, muốn gần gũi với thiên nhiên. Nhà mang lại cảm giác bình yên cho bản thân.

Phong cách Farmhouse tuy mộc mạc nhưng vẫn rất lịch sự
Phong cách Farmhouse tuy mộc mạc nhưng vẫn rất lịch sự (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Còn nếu bạn là một người ưa thích bầu không khí trang trọng thì phong cách này chưa thật sự phù hợp với bạn lắm. Vì trong nhà bạn sẽ xuất hiện những món đồ trông khá là cũ, những chiếc bàn ghế còn nguyên dấu tích của tự nhiên, không được gia công nhiều.

Những chiếc bàn có vẻ cũ kỹ, thô sơ
Những chiếc bàn có vẻ cũ kỹ, thô sơ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Xem thêm nhiều phong cách thiết kế nội thất khác tại đây:

>> Phong cách nội thất Hitech

>> Phong cách nội thất Eclectic

vi-sao-ban-chon-slvvietnam

quytrinhlamviec1
Quy trình làm việc chuyên nghiệp tại SLV Vietnam

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhanh nhất!

san-xuat-noi-that-theo-yeu-cau

Nguồn ảnh: Sưu tầm

5/5 - (4 bình chọn)

FOUNDER & CEO LÊ MINH VŨ

  • Anh Lê Minh Vũ theo học ngành Thiết Kế Nội Thất tại Trường Đại Học Kiến Trúc T.P Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp anh dành thời gian dài để công tác tại nhiều công ty trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất để trao dồi kinh nghiệm thực tế. Với niềm đam mê cùng với định hướng phát triển rõ ràng, anh Vũ tiếp tục theo học và sở hữu tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế tại Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí Minh (Hutech). Đây chính là nền tảng cũng như là bước đệm lớn cho sự thành lập và phát triển Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam.
  • Sau quãng thời gian đủ dài tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế bằng những dự án đa phong cách như các công trình hiện đại, sang trọng… Anh Lê Minh Vũ đã tự tin sáng lập Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp nội thất hoàn mỹ, đẳng cấp.
  • Facebook: facebook.com/victor.vu.14
  • Behance: behance.net/slvvietnam
Thước lỗ ban Thước lỗ ban