35 Mẫu thiết kế phòng khách thông tầng đẹp hiện đại, thoáng mát

Khi mà diện tích các khu nhà ở đô thị ngày càng bị thu hẹp thì ý tưởng thiết kế phòng khách thông tầng ngày càng được ưu ái. Ngoài việc mở ra nhiều phòng chức năng theo chiều cao, thiết kế thông tầng còn mang đến sự liên kết chặt chẽ, tạo cảm giác liền mạch giữa phòng khách và khu vực tầng trên.

Bài viết dưới đây, SLV Vietnam sẽ giải thích chi tiết về phòng khách thông tầng. Đồng thời, đưa ra mẫu phòng khách thông tầng dành riêng cho từng loại hình như nhà phố, nhà ống, biệt thự, căn hộ duplex, penthouse và những mẫu thiết kế phòng khách thông tầng theo nhiều phong cách. Ngoài ra, bài viết cũng giúp khách hàng những lưu ý để hoàn thiện dự án một cách chỉn chu và gợi ý một số ý tưởng trang trí nội thất đẹp.

Mẫu thiết kế phòng khách thông tầng đẹp, sang trọng
Mẫu thiết kế phòng khách thông tầng đẹp, sang trọng

1. Phòng khách thông tầng là gì?

Phòng khách thông tầng là thiết kế dùng để phòng khách thông lên với các tầng trên và cả tầng trệt giúp mở rộng không gian, các tầng thông thoáng với nhau. Tầng trên bố trí dạng mở được che chắn bằng tấm kính trong suốt hoặc giếng trời để vẫn nhìn thấy được không gian bên dưới.

Loại bỏ sự ngăn cách của thiết kế truyền thống giúp căn nhà có sự liên kết chặt chẽ, rộng rãi và sang trọng hơn. Đây là một giải pháp kiến trúc vô cùng hữu ích để căn nhà không bị bí bách, rất thích hợp với những căn nhà phố có diện tích hạn chế.

Không chỉ vậy, ngày càng nhiều gia chủ yêu thích phong cách này bởi nét hiện đại, cởi mở. Ngay cả những khu biệt thự, penthouse cũng sử dụng lối thiết kế này bởi chúng tạo ra khoảng không gian sống gần gũi với thiên nhiên giữa đời sống phố thị ngập màu công nghiệp.

Phòng khách thông tầng là gì?
Phòng khách thông tầng là gì?

Nếu bạn yêu thích kiểu bố trí phòng khách thông tầng, đừng bỏ qua những mẫu thiết kế mà SLV Vietnam gợi ý dưới đây.

2. Mẫu phòng khách thông tầng cho nhà phố, nhà liền kề

Ý tưởng xây dựng phòng khách thông tầng bắt nguồn từ những căn nhà phố có diện tích ngày càng nhỏ. Thêm vào đó, quy hoạch nhà liền kề làm cho không gian ở tầng trên khó có thể mở cửa sổ nếu cứ giữ thiết kế kiểu truyền thống. Nhờ ý tưởng thông tầng, khu vực bên trên được đón gió và ánh sáng trực tiếp từ cửa ra vào.

Mẫu 1: Phòng khách thông tầng thoáng đãng cho nhà phố
Mẫu 1: Phòng khách thông tầng thoáng đãng cho nhà phố

Hệ thống cửa kính lớn được tận dụng tối đa trong các thiết kế thông tầng. Chúng vừa làm vách ngăn trong suốt, vừa xóa bỏ giới hạn giữa hai khu vực trong – ngoài, trên – dưới.

Mẫu 2: Phòng khách thông tầng tận dụng tối đa cửa sổ lớn
Mẫu 2: Phòng khách thông tầng tận dụng tối đa cửa sổ lớn

Từ bên trên nhìn xuống có thể thấy rõ được không gian thiết kế phòng khách. Bộ sofa chữ I màu trắng tuyết làm nổi bật những chiếc gối tựa bọc nhung màu đen. Trước mặt là chiếc bàn trà lớn bằng gỗ óc chó sang trọng. Nội thất đơn giản giữ lối đi rộng rãi như đặc trưng của các căn nhà phố.

Mẫu 3: Phòng khách cho nhà liền kề đứng từ trên nhìn xuống
Mẫu 3: Phòng khách cho nhà liền kề đứng từ trên nhìn xuống

Màu trắng luôn là sắc màu được dùng phổ biến trong các thiết kế hiện đại, đặc biệt với ngôi nhà có diện tích không quá lớn. Trên nền trắng rất dễ đặc các chi tiết trang trí như: tranh treo nhiều màu, thảm trải sàn lông thú màu nâu nhạt, bàn trà gỗ,… Cửa lớn bằng kính mở rộng càng cảm nhận được sức sống từ môi trường xanh ngát bên ngoài.

Mẫu 4: Phòng khách với tone màu trắng chủ đạo với thiết kế thông tầng
Mẫu 4: Phòng khách với tone màu trắng chủ đạo với thiết kế thông tầng

Trồng cây xanh lớn trong nhà là một cách làm táo bạo, khó thực hiện nhưng mang lại hiệu quả tuyệt vời. Nhờ có chúng mà cả căn nhà được che phủ khỏi sự nóng bức của ánh nắng mặt trời, mang đến không gian xanh mát đầy sức sống.

Mẫu 5: Phòng khách được bố trí trồng cây xanh thoáng mát
Mẫu 5: Phòng khách được bố trí trồng cây xanh thoáng mát

3. Mẫu phòng khách thông tầng cho nhà ống

Đặc trưng của nhà ống là hẹp về chiều ngang, mở rộng chiều sâu nên rất khó bố trí nhiều nội thất trong cùng một không gian. Vì vậy, hầu như các phòng ngủ đều được mở ở tầng trên, tách biệt hoàn toàn với không gian bên dưới. Mẫu thiết kế phòng khách thông tầng cho nhà ống dưới đây là một tham khảo rất đáng giá cho những bạn muốn xây dựng một ngôi nhà khác biệt trên mảnh đất hình ống.

Bức tường gạch đỏ là thiết kế ấn tượng nhất của cả không gian này. Ngoài ra, gia chủ còn biến cả tầng trệt thành khu vườn xanh mát bởi rất nhiều cây có tán lớn. Cầu thang lên tầng đặt lệch về một bên, tầng trên mở các ô cửa nhỏ để đón nhận ánh sáng và thông thoáng với tầng dưới.

Mẫu 1: Thiết kế phòng khách thông tầng cho nhà ống ấn tượng
Mẫu 1: Thiết kế phòng khách thông tầng cho nhà ống ấn tượng

Nhờ bố trí giếng trời mà khu vườn nhỏ cùng khu vực bên trong phòng bếp vẫn sáng sủa, ngập tràn hơi thở của tự nhiên. Ngoài ra, chọn các sắc màu như trắng, vàng chanh cũng giúp ngôi nhà thêm phần tươi sáng.

Mẫu 2: Phòng khách thông tầng có giếng trời thoáng mát
Mẫu 2: Phòng khách thông tầng có giếng trời thoáng mát

Màu trắng xám điểm xuyết thêm sắc đen huyền bí mang đến sự nổi bật, khác biệt cho nhà ống. Hai bên tường đều được ốp gạch sang trọng cùng những chiếc tủ, kệ sơn màu đen tĩnh điện bóng loáng.

Thiết kế này còn được đánh giá cao bởi bố trí ánh sáng hợp lý. Hệ thống đèn led âm trần, đèn chùm lớn cùng ánh sáng phía ngoài, mang đến nguồn sáng đầy đủ, hài hòa cho cả căn nhà.

Mẫu 3: Mẫu thiết kế phòng khách thông tầng sang trọng
Mẫu 3: Mẫu thiết kế phòng khách thông tầng sang trọng

Cầu thang gỗ lên tầng đặt lệch về một bên là một gợi ý hay dành cho những ngôi nhà ống có lối đi chật hẹp. Thiết kế bật thang thông thoáng cùng lan can bằng kính sẽ không chiếm quá nhiều diện tích. Để bức tường hai bên không quá trống trải, bạn có thể gắn thêm tranh treo nhiều màu sắc.

Mẫu 4: Phòng khách với cầu thang gỗ có bậc thông thoáng và lan can kính
Mẫu 4: Phòng khách với cầu thang gỗ có bậc thông thoáng và lan can kính

Bạn cũng có thể đặt cầu thang hướng ngang là một ý tưởng mới lạ nhưng cũng khá phù hợp để bạn tùy biến theo cấu trúc khu đất. Đặt bên cạnh giếng trời giúp mang ánh sáng đầy đủ cho lối đi lên tầng mà không cần trang bị thêm đèn chiếu.

Mẫu 5: Phòng khách bố trí cầu thang hướng ngang mới lạ
Mẫu 5: Phòng khách bố trí cầu thang hướng ngang mới lạ

4. Mẫu phòng khách thông tầng cho biệt thự

Các căn biệt thự diện tích lớn sử dụng thiết kế thông tầng càng làm nổi bật sự rộng rãi và bề thế. Đồng thời, với diện tích quá rộng, nhiều không gian sinh hoạt riêng biệt thì kiểu bố trí thông tầng giúp ngôi nhà được liền mạch, có sự liên kết chặt chẽ, các thành viên dễ dàng nhìn thấy nhau.

Mẫu 1: Bố trí phòng khách thông tầng cho biệt thự giúp ngôi nhà liền mạch
Mẫu 1: Bố trí phòng khách thông tầng cho biệt thự giúp ngôi nhà liền mạch

Màu trắng sáng luôn là tone màu dễ phối nhất trong các thiết kế phòng khách thông tầng. Trong thiết kế này, cửa kính được mở ở cả bốn phía, độ cao từ sàn nhà đến chân tường thu hút ánh sáng tối đa. Lan can tầng trên thiết kế kiểu song sắt chạy dọc, vừa chắc chắn lại không bị cản gió, còn có thể nhìn thấy cả khu vực bên dưới.

Mẫu 2: Thiết kế biệt thự với tone màu trắng chủ đạo và cửa kính lớn
Mẫu 2: Thiết kế biệt thự với tone màu trắng chủ đạo và cửa kính lớn

Mẫu thiết kế dưới đây cũng sử dụng đồng nhất một màu tuyết trắng từ thường, trần, khung cửa kính, đèn bàn, rèm cửa đến sofa và thảm len trải sàn. Không cần quá nhiều điểm nhấn cũng làm cho căn biệt thự mang đến cảm giác thoải mái, rộng rãi và đầy sức sống.

Mẫu 3: Phòng khách biệt thự với bố trí nội thất gọn gàng
Mẫu 3: Phòng khách biệt thự với bố trí nội thất gọn gàng

Gỗ và cây xanh cũng là hai trong những chất liệu được yêu thích đối với gia chủ yêu thích không gian sống xanh. Bộ sofa đặt cạnh cửa sổ có thể lấy đủ ánh sáng khi đọc sách, phía sau là một tiểu cảnh nhỏ cùng bàn, ghế, kệ bằng gỗ giúp căn biệt thự bề thế nhưng vẫn rất gần gũi với thiên nhiên.

Mẫu 4: Thiết kế biệt thự có nhiều cây xanh tươi mát
Mẫu 4: Thiết kế biệt thự có nhiều cây xanh tươi mát

Phòng khách liền kề bếp cũng là thiết kế thông dụng cho các căn biệt thự thông tầng. Nơi tiếp khách có bộ sofa nệm cao cấp rộng lớn, cạnh bên là phòng bếp với bàn ăn rộng rãi thuận tiện chiêu đãi đông đảo bạn bè. Không gian thông tầng giúp bên trên dễ quan sát khu vực bên dưới.

Mẫu 5: Thiết kế phòng khách liền kề bếp thông tầng
Mẫu 5: Thiết kế phòng khách liền kề bếp thông tầng

5. Mẫu phòng khách thông tầng cho căn hộ duplex và penthouse

Hiện nay, thiết kế dạng duplex tương đối phổ biến ở những căn hộ chung cư. Việc tạo ra căn gác phía trên giúp tách biệt không gian nghỉ ngơi với nơi sinh hoạt bên dưới. Tuy nhiên, để giữ được sự thông thoáng thì người ta cũng áp dụng kiến trúc thông tầng.

Mẫu 1: Mẫu phòng khách thông tầng cho căn hộ Duplex
Mẫu 1: Mẫu phòng khách thông tầng cho căn hộ Duplex

Căn hộ duplex sang trọng có thể biến tấu cầu thang dạng xoắn ốc khác với thông thường. Không gian được điểm xuyết thêm sắc xanh lam đậm ở một vài chi tiết như chân cột, đảo bếp,… cũng đủ gây ấn tượng giữa nền trắng phổ biến. Một điểm nổi bật khác ở thiết kế này là một phần sàn ở tầng trên được lát kính cường lực trong suốt thay vì chất liệu thông thường.

Mẫu 2: Phòng khách với sàn tầng trên được lót kính cường lực trong suốt

Những căn penthouse sang trọng ở tầng cao cũng ưa chuộng sử dụng thiết kế thông tầng. Lối kiến trúc này tạo điều kiện để thưởng trọn cảnh sắc hùng vĩ khi nhìn từ trên cao. Ngoài ra, kết hợp nội thất màu đen trên nền trắng càng làm nổi bật sự mạnh mẽ, khác biệt và đẳng cấp của gia chủ.

Mẫu 3: Nội thất phòng khách Penthouse màu đen sang trọng
Mẫu 3: Nội thất phòng khách Penthouse màu đen sang trọng

Hai bộ Sofa lớn ở phòng khách được chia làm hai nửa đối diện nhau càng tăng thêm khí thế sang trọng của gia chủ khi cần tiếp khách, trao đổi công việc. Tầng trên cũng được ốp kính và một phần được sơn đen nổi bật. Cửa kính lớn giúp người bên trong nhìn thấy trọn vẹn cảnh đẹp của thành phố từ trên cao.

Mẫu 4: Thiết kế phòng khách Penthouse thông tầng view toàn thành phố
Mẫu 4: Thiết kế phòng khách Penthouse thông tầng view toàn thành phố

Cầu thang nhỏ hình xoắn ốc với các bật thang bằng gỗ chắc chắn và hầu như không che khuất các khu vực khác. Lan can song sắt cũng giúp che chắn an toàn khi lên xuống. Phòng khách bên dưới vô cùng rộng rãi với một bộ sofa màu tuyết trắng, cửa kính lớn để nhìn thấy trọn vẹn cảnh đẹp bên ngoài.

Mẫu 5: Penthouse với cầu thang nhỏ xoắn ốc độc đáo
Mẫu 5: Penthouse với cầu thang nhỏ xoắn ốc độc đáo

6. Những mẫu thiết kế phòng khách thông tầng theo phong cách

Ngoài các mẫu thiết kế theo loại hình nhà ở, bạn cũng có thể nghiên cứu thêm các mẫu phòng khách thông tầng theo từng phong cách khác nhau. SLV Vietnam sẽ giới thiệu các mẫu cụ thể theo từng phong cách, bao gồm: Tân cổ điển, hiện đại và phong cách Á Đông.

6.1 Phòng khách thông tầng Tân Cổ Điển

Thiết kế Tân cổ điển đặc trưng bởi những đường viền xung quanh tường, cột và trần. Mẫu phòng khách thông tầng dưới đây là một ví dụ điển hình. Tone trắng được sử dụng đồng nhất làm cho không gian vẫn rộng rãi dù có nhiều chi tiết trang trí. Bức tường ốp đá granite sang trọng phía sau tivi và ba chiếc đèn chùm hình cầu chính là điểm nhấn cho căn phòng này.

Mẫu 1: Thiết kế phòng khách Tân cổ điển thông tầng với đường viền xung quanh tường và trần
Mẫu 1: Thiết kế phòng khách Tân cổ điển thông tầng với đường viền xung quanh tường và trần

Các tone màu trung tính như trắng, kem là sắc màu thường được dùng ở thiết kế Tân cổ điển. Phòng khách dưới đây cũng dùng tone màu này, được đơn giản hóa tối đa để mở ra không gian thông thoáng nhất.

Mẫu 2: Thiết kế phòng khách tân cổ điển với tone màu trắng kem nhẹ nhàng
Mẫu 2: Thiết kế phòng khách tân cổ điển với tone màu trắng kem nhẹ nhàng

Đèn trần kiểu dáng độc đáo là điểm thu hút ấn tượng nhất ở thiết kế này. Ngoài ra, phía trên tầng cũng được mở cửa sổ để đón ánh sáng từ cửa sổ chính.

Mẫu 3: Phòng khách Tân cổ điển thông tầng với đèn trần độc đáo
Mẫu 3: Phòng khách Tân cổ điển thông tầng với đèn trần độc đáo

Các đường nét bo tròn ở tường, cột, mặt kính hay nội thất,… làm cho phòng khách Tân cổ điển có cảm giác mềm mại và nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, hệ thống đèn led màu vàng ấm âm tường kết hợp với ánh sáng tự nhiên hợp lý, mang đầy đủ nguồn sáng đến mọi ngóc ngách của căn phòng.

Mẫu 4: Phòng khách với các đường bo tròn mang lại cảm giác mềm mại và nhẹ nhàng hơn
Mẫu 4: Phòng khách với các đường bo tròn mang lại cảm giác mềm mại và nhẹ nhàng hơn

Phòng khách liền bếp có thể bắt gặp ở bất kỳ lối cấu trúc Tân cổ điển nào. Tầng bên dưới được chia làm hai khu vực: nơi tiếp khách có bộ sofa nệm kiểu dáng bo tròn độc đáo, phần còn lại là căn bếp hình chữ I được ngăn cách bởi quầy bar mini. Ngoài cửa kính lớn thì trên trần còn được mở giếng trời mang đến ánh sáng tràn ngập căn nhà.

Mẫu 5: Phòng khách liền kề bếp thông tầng kết hợp giếng trời theo thiết kế tân cổ điển
Mẫu 5: Phòng khách liền kề bếp thông tầng kết hợp giếng trời theo thiết kế tân cổ điển

6.2 Phòng khách thông tầng hiện đại

Thiết kế hiện đại luôn đề cao sự tối giản, nội thất sắp xếp hợp lý vừa đủ công năng. Bạn có thể thêm thắt điểm nhấn bằng màu sắc đối lập ở một vài chi tiết nhỏ, chẳng hạn như màu đen trên nền trắng như mẫu thiết kế dưới đây.

Mẫu 1: Thiết kế nội thất phòng khách thông tầng hiện đại đề cao sự tối giản
Mẫu 1: Thiết kế nội thất phòng khách thông tầng hiện đại đề cao sự tối giản

Trắng, xám, nâu là một số màu sắc phổ biến được dùng trong lối kiến trúc hiện đại. Ở mẫu thiết kế này, phòng khách được chia làm hai nửa: một bên là bàn sofa nệm sang trọng, thảm lông trải sàn và lò sưởi cùng kệ trưng bày; bên còn lại để trống chừa ra lối đi rộng rãi.

Mẫu 2: Mẫu thiết kế nội thất phòng khách với tone màu trắng hiện đại
Mẫu 2: Mẫu thiết kế nội thất phòng khách với tone màu trắng hiện đại

Bạn có thể tham khảo một mẫu bố trí thông tầng có phòng khách liền bếp như hình dưới đây. Thiết kế liền kề không có vách ngăn, gia chủ đã linh hoạt sử dụng yếu tố màu sắc để phân biệt giữa phòng khách và phòng bếp. Ngoài ra, cửa kính lớn, rộng cả trên và dưới giúp mang đến nguồn sáng cho cả khu vực tầng trệt và tầng trên.

Mẫu 3: Thiết kế phòng khách liền kề phòng bếp dùng màu sắc để phân biệt khu vực
Mẫu 3: Thiết kế phòng khách liền kề phòng bếp dùng màu sắc để phân biệt khu vực

Kết hợp hai màu trắng – đen là kiểu thường thấy trong thiết kế phòng khách thông tầng hiện đại. Ngoài ra, chất liệu cây xanh, thảm lông, tủ gỗ cũng được vận dụng để biến hóa không gian sống gần gũi với thiên nhiên.

Mẫu 4: Kết hợp yếu tố thiên nhiên trong bố trí phòng khách thông tầng
Mẫu 4: Kết hợp yếu tố thiên nhiên trong bố trí phòng khách thông tầng

Nếu bạn yêu thích sự độc lập và mạnh mẽ thì mẫu thiết kế dưới đây chắc chắn khiến bạn hài lòng. Nội thất bên dưới đều được lựa chọn theo khuôn mẫu vuông vức, bộ sofa màu xám đen đối lập với đảo bếp màu trắng ngăn chia hai khu vực. Cạnh bên là bàn ăn, hoặc bàn họp rộng rãi cho nhiều người. Khu vực bên trên tầng thiết kế lan can song sắt vững chắc, tạo điều kiện nhìn rõ bên dưới.

Mẫu 5: Thiết kế phòng khách hiện đại độc lập và mạnh mẽ
Mẫu 5: Thiết kế phòng khách hiện đại độc lập và mạnh mẽ

6.3 Phòng khách thông tầng phong cách Á Đông

Phòng khách thông tầng phong cách Á Đông là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại. Nếu như hệ cửa, lan can bằng kính là nét phá cách, đổi mới thì sofa gỗ cùng thảm trải sàn có hoa văn truyền thống là nét đẹp Á Đông được giữ lại trong thiết kế này.

Mẫu 1: Thiết kế nội thất phòng khách thông tầng phong cách Á Đông
Mẫu 1: Thiết kế nội thất phòng khách thông tầng phong cách Á Đông

Văn hóa phương Đông đề cao sự gắn kết giữa các thành viên. Vì vậy, không quá khó để người theo chủ nghĩa này dễ dàng tiếp nhận lối kiến trúc thông tầng. Thiết kế này vừa tạo ra khoảng sinh hoạt chung rộng rãi, vừa không quá tách biệt với phòng ngủ riêng tư. Người ở tầng trên và dưới có thể quan sát được nhau và trò chuyện, thăm hỏi bất cứ lúc nào.

Mẫu 2: Thiết kế phòng khách phù hợp với truyền thống Á Đông
Mẫu 2: Thiết kế phòng khách phù hợp với truyền thống Á Đông

Cầu thang đặt ngang lùi về phía sau khu vực tiếp khách là một thiết kế hữu ích. Người ta có thể tận dụng chiếc thang như một vật để ngăn chia giữa phòng khách và phòng bếp khi bên tầng dưới có bố trí liền kề.

Mẫu 3: Phòng khách với thiết kế cầu thang ngăn cách phòng bếp
Mẫu 3: Phòng khách với thiết kế cầu thang ngăn cách phòng bếp

Thảm trải sàn có họa tiết lớn và màu sắc sặc sỡ làm nổi bật phong cách thiết kế Á Đông. Ngoài ra, sofa màu nâu gỗ và chiếc đèm chùm dạng hình nón cũng góp phần nhận diện sự hoài cổ trong cách bố trí này.

Mẫu 4: Phòng khách nổi bật với thảm lót sàn độc đáo
Mẫu 4: Phòng khách nổi bật với thảm lót sàn độc đáo

Đây là mẫu thiết kế phòng khách Á Đông thông tầng với nội thất gỗ đẹp. Phía trên được thiết kế đèn trần chiếu sáng dạng hình hộp tạo sự độc đáo.

Mẫu 5: Phòng khách Á Đông với nội thất gỗ đẹp
Mẫu 5: Phòng khách Á Đông với nội thất gỗ đẹp

7. Những lưu ý để hoàn thiện thiết kế phòng khách thông tầng

Thiết kế thông tầng dù được ưa chuộng nhưng không phải kiểu nhà nào cũng có thể áp dụng được. Vì vậy, để hiện thực hóa ý tưởng này, hoàn thiện căn nhà thông tầng một cách chỉn chu, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

  • Xem loại nhà mình có phù hợp không: Thiết kế thông tầng được được áp dụng cho các căn hộ, căn nhà có gác. Nếu nhà bạn có thiết kế 1 tầng thì không thể cải tạo theo hướng này.
  • Chọn phong cách thiết kế: Lựa chọn phong cách thiết kế theo sở thích cá nhân, từ đó thống nhất các bố trí kiến trúc sao cho đồng nhất.
  • Kết hợp giếng trời: Cần xác định trước xem có nên thiết kế giếng trời hay không. Giếng trời sẽ đặc biệt cần thiết với những căn nhà mà ánh sáng từ cửa chính không đủ cho không gian bên trong. Nếu không thuộc loại hình này thì việc bố trí giếng trời không quá quan trọng. Đồng thời, cần lựa chọn hướng mở giếng trời sao cho hợp lý để không gây nóng bức, đặc biệt khi vào mùa nóng.
  • Chú ý đến thiết kế tay vịn cầu thang cho an toàn: Cầu thang cách điệu hay các bật thang hở có thể giúp tiết kiệm không gian hơn. Tuy nhiên, cần thiết kế tay vịn sao cho chắc chắn, ánh sáng đầy đủ để đảm bảo lối đi an toàn.
Lưu ý khi thiết kế phòng khách thông tầng
Lưu ý khi thiết kế phòng khách thông tầng

8. Cách trang trí nội thất phòng khách thông tầng đẹp

Nội thất luôn là yếu tố quan trọng quyết định phong cách, sự sang trọng của phòng khách. Mặc dù thiết kế thông tầng luôn đề cao sự tối giản nhưng vẫn cần thêm thắt một số chi tiết làm điểm nhấn cho không gian sống động hơn. Bạn có thể lựa chọn một trong các kiểu trang trí dưới đây:

  • Dùng đèn trang trí:

Đèn trần là nội thất cần thiết trong các thiết kế phòng khách thông tầng. Ngoài cung cấp nguồn sáng thì bạn có thể tận dụng làm điểm nhấn với kiểu đèn trần cách điệu, độc đáo, nhiều màu sắc.

Phòng khách bố trí đèn trần cách điệu nhiều màu sắc
Phòng khách bố trí đèn trần cách điệu nhiều màu sắc
  • Trang trí với cây xanh:

Cây xanh là chất liệu quen thuộc có thể dùng ở bất cứ kiểu thiết kế nào. Phòng khách thông tầng đã có hệ ánh sáng tốt, kết hợp với cây xanh càng làm cho không gian sống nhiều sắc màu, gần gũi với thiên nhiên.

  • Rèm cửa:

Bởi vì sử dụng cửa kính rất nhiều nên rèm luôn là nội thất không thể thiếu để cản bớt cái nóng khi mặt trời đổi hướng. Bạn nên chọn rèm có màu phù hợp với tone màu của thiết kế chung, có thể đậm sắc hơn để tạo nên điểm khác biệt.

  • Tranh:

Một bức tranh treo sẽ hô biến bức tường trống trải, đơn điệu trở nên thu hút, sinh động hơn. Tùy vào sở thích cá nhân, bạn có thể treo một bức tranh sơn dầu lớn, hoặc nhiều tranh nhỏ với đa dạng phong cách.

Tranh treo giúp hô biến bức tường trống trải trở nên thu hút
Tranh treo giúp hô biến bức tường trống trải trở nên thu hút

Ngoài ra, để phòng khách trong ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng, hiện đại hơn thì những mẫu thiết kế phòng khách có cầu thang cũng là một trong những lựa mà bạn không thể bỏ qua.

Bài viết trên đây đã giải thích chi tiết về thiết kế phòng khách thông tầng và đưa ra 35 mẫu thiết kế theo từng loại hình nhà ở và phong cách kiến trúc. Đồng thời, với kinh nghiệm của mình, SLV Vietnam cũng đã giúp bạn lưu ý những vấn đề cần thiết và cách trang trí hoàn thiện cho phòng khách. Nếu bạn muốn nhận tư vấn thiết kế nội thất phòng khách thì hãy liên hệ ngay hotline 08 9930 9186 để được tư vấn chi tiết

Thông qua đó, chúng tôi mong rằng bạn có thể định hình rõ ràng hơn cho “tổ ấm” sắp tới của mình. Hãy liên hệ SLV Vietnam để biến ý tưởng của bạn thành hiện thực với sự chuyên nghiệp và uy tín từ đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

  • Studio: 8/3 Đường số 38, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
  • Hotline: 08 9930 9186
  • Email: slv.design.Vietnam@gmail.com
  • Youtube: https://www.youtube.com/@slvvietnam
  • Xem thêm nhiều dự án khác tại Behance: www.behance.net/slvVietnam
Đánh giá bài viết

FOUNDER & CEO LÊ MINH VŨ

  • Anh Lê Minh Vũ theo học ngành Thiết Kế Nội Thất tại Trường Đại Học Kiến Trúc T.P Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp anh dành thời gian dài để công tác tại nhiều công ty trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất để trao dồi kinh nghiệm thực tế. Với niềm đam mê cùng với định hướng phát triển rõ ràng, anh Vũ tiếp tục theo học và sở hữu tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế tại Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí Minh (Hutech). Đây chính là nền tảng cũng như là bước đệm lớn cho sự thành lập và phát triển Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam.
  • Sau quãng thời gian đủ dài tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế bằng những dự án đa phong cách như các công trình hiện đại, sang trọng… Anh Lê Minh Vũ đã tự tin sáng lập Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp nội thất hoàn mỹ, đẳng cấp.
  • Facebook: facebook.com/victor.vu.14
  • Behance: behance.net/slvvietnam
Thước lỗ ban Thước lỗ ban