Phong cách Industrial ngày càng được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Không chỉ được ưa chuộng về mặt thẩm mỹ, phong cách này còn làm hài lòng người sử dụng bởi những tính năng hữu ích mà nó mang lại. Đối với các tín đồ yêu thích vẻ đẹp hiện đại, phóng khoáng và phá cách thì phong cách công nghiệp sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Cùng SLV Vietnam tìm hiểu điểm độc đáo riêng biệt của phong cách qua bài viết dưới đây.
1. Phong cách thiết kế Industrial là gì?
Phong cách công nghiệp Industrial được xem là thiết kế táo bạo, mạnh mẽ được lấy cảm hứng từ những công trình và nhà máy sản xuất trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Không quá sang trọng như cổ điển hay nhẹ nhàng, tinh tế như Scandinavian, phong cách industrial sở hữu các đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ, sử dụng các chi tiết trang trí thô cứng tạo ra một không gian mang đậm hơi thở công nghiệp.
Hình thành phong cách này với mục đích phục vụ nhu cầu chỗ ở của người dân lúc bấy giờ. Do đó, các kiến trúc sư lựa chọn giữ lại các đường nét nguyên thủy, không hoàn hảo từng chi tiết nhưng lại khiến người ta phải ấn tượng. Từ đó tạo nên một phong cách thiết kế nội thất độc đáo, táo bạo nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ công năng sử dụng cho gia chủ.
2. Các đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế Industrial
Từ khi hình thành Industrial đã yêu chuộng vẻ đẹp thô sơ, không đẽo gọt chạm khắc tỉ mỉ từng chi tiết. Tuy nhiên, để phong cách này có thể biến hóa linh hoạt cho phù hợp với từng mẫu nhà đòi hỏi người thiết kế phải có nhiều kinh nghiệm và mắt thẩm mỹ cao. Trước tiên cần tuân thủ các nguyên tắc và đặc điểm sau để ứng dụng cho ý tưởng của bạn một cách hiệu quả.
2.1 Phong cách thiết kế
Phong cách công nghiệp là sự kết hợp kiến trúc mang tính chất công nghiệp với các vật liệu thô, đường nét rõ ràng và sự tối giản về hình thức. Chính vì vậy, industrial mang đến không gian thô sơ mà độc đáo, những bức tường nham nhở, tường gạch, tường bê tông hay dầm xà, đường ống nước ngoằn ngoèo là những nét đẹp phá cách riêng biệt mà không phong cách nào có được. Lối thiết kế này mang đến một không gian mới lạ, thu hút và ấn tượng.
2.2 Bố trí nội thất
Bố trí nội thất theo lối thiết kế công nghiệp đề cao sự tinh giản, gọn gàng và công năng sử dụng của từ món đồ. Từ cách lựa chọn đường nét nội thất cho đến công đoạn sắp xếp đồ vật phải đảm bảo không gian rộng rãi, thoải mái. Đối với phong cách industrial không gian đã được điểm xuyết nhiều chi tiết thô sơ. Do đó, bạn cần tận dụng tối đa diện tích trống như ống dẫn, vách tường thô, trần nhà cao để đặt để nội thất độc đáo và sáng tạo. Bên cạnh đó, sử dụng nội thất thông minh hiện đại luôn phù hợp với tính chất khỏe khoắn, mạnh mẽ của phong cách này. Ngoài ra, việc bố trí còn phải đảm bảo tính khoa học, mang đến sự tiện lợi và thoải mái cho gia chủ khi sử dụng.
2.3 Màu sắc trong thiết kế
Ngay chính cái tên công nghiệp cũng có thể ngụ ý rằng màu sắc chủ đạo nào được lựa chọn cho phong cách. Thiết kế industrial thường sử dụng những màu không quá nổi bật, trầm ấm phổ biến như đen, xám, trắng, navy hay màu gỗ nâu đậm. Không gian mà phong cách tạo ra mang vẻ đẹp độc đáo phù hợp với tính cách mạnh mẽ, táo bạo nhưng vẫn toát lên hơi ấm gần gũi, sang trọng đặc trưng. Với những màu sắc đặc trưng này, nhà thiết kế có thể sử dụng và kết hợp một cách khéo léo để mang đến không gian sống cá tính.
Một điểm quan trọng cần lưu ý chính là không nên lợi dụng màu trầm quá nhiều khiến không gian chật chội, u ám. Thay vào đó hãy phối hợp màu sắc hài hòa, xen lẫn các màu nổi khác nhau vừa giúp không gian trở nên thẩm mỹ vừa đem lại bầu không khí sinh động hơn.
2.4 Chất liệu công nghiệp
Tạo ra không gian công nghiệp nên ưu tiên sử dụng các vật liệu như bê tông, sắt, thép và gỗ đan xen. Bên cạnh đó, kết hợp với các chi tiết thô sơ như ống nước, bánh xe, van, bản lề giúp tạo nên không gian đặc trưng phong cách industrial. Ngoài ra lựa chọn tường gạch, tường ốp đá thay thế các loại tường sơn thông thường cũng tạo điểm nhấn ấn tượng. Thiết kế nội thất chất liệu công nghiệp còn mang vẻ đẹp gọn gàng, tinh tế, bàn ghế chất liệu này còn đảm bảo độ chắc chắn bền bỉ theo thời gian. Các loại vật liệu đặc trưng này như mang đến hơi thở công hiện đại và mạnh mẽ cho ngôi nhà của bạn.
2.5 Thiết kế cầu thang công nghiệp
Điểm độc đáo trong thiết kế phong cách Industrial là thay vì sử dụng cầu thang bê tông truyền thống nó lựa chọn cầu thang thép hay kim loại uốn lượn khỏe khoắn. Hơn hết, cầu thang công nghiệp còn phủ một lớp sơn đen bóng đồng bộ với cá tính mạnh mẽ của phong cách. Thiết kế đơn giản đem lại công năng hiệu quả thể hiện hơi hướng công nghiệp khéo léo, tinh tế. Cầu thang như trở thành một điểm nhấn độc đáo không thể thiết cho không gian nhà ở phong cách nội thất công nghiệp.
3. Những lưu ý trong phong cách thiết kế Industrial
Tạo mẫu thiết kế phong cách công nghiệp ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc trên còn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Phong cách industrial có thể rất thô ráp và cứng nhắc, do đó hãy lựa chọn các món đồ trang trí hay màu sắc mềm mại tạo nên sự đối lập mang đến không gian hài hòa và tinh tế.
- Cân bằng và sử dụng nội thất đơn giản, tránh cầu kỳ rườm rà làm mất vẻ thô sơ đặc trưng.
- Đảm bảo hệ thống ánh sáng hợp lý bằng việc thiết kế cửa sổ hay lắp đặt đèn nhân tạo, điều này giúp không gian thêm phần thoáng mát và rộng rãi.
- Không lạm dụng quá nhiều màu sắc gây rối loạn, mất thẩm mỹ.
4. Một vài mẫu nội thất theo phong cách thiết kế Industrial
Để có thêm nhiều ý tưởng để thiết kế nội thất phong cách Industrial. Hãy cùng SLV Vietnam tham khảo những mẫu thiết kế ấn tượng và thu hút sau đây:
4.1 Phong cách thiết kế Industrial cho nhà ở, căn hộ chung cư
Thực tế chứng minh rằng phong cách công nghiệp giờ đây ngày càng phổ biến trong thiết kế nhà ở, căn hộ chung cư. Khi sử dụng phong cách này cho các khu vực trong nhà đa phần đã có sự biến tấu phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo tôn vinh nét đẹp riêng biệt mà phong cách industrial mang lại.
- Phòng khách: Đây là vị trí quan trọng trong nhà, nơi thể hiện rõ nét nét phong cách mà gia chủ theo đuổi. Thông thường mẫu phòng khách phong cách công nghiệp thiết kế theo không gian mở gần gũi. Sử dụng nội thất cơ bản nhưng đẳng cấp như sofa bọc da, kệ tivi bằng sắt thép đặc trưng, được sắp xếp hợp lý giúp không gian thêm phần gọn gàng đẹp mắt. Bên cạnh đó, sử dụng tường gạch hay trang trí thêm thảm trải sàn, cây xanh tươi mát và tranh vẽ nghệ thuật cũng góp phần tạo ấn tượng cho thiết kế. Ngoài ra, không gian phòng khách còn có sự kết hợp giữa ánh sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên. Điều này giúp đảm bảo được ánh sáng đầy đủ cho không gian sinh hoạt và tăng tính thẩm mỹ.
- Phòng ngủ: Không gian phòng ngủ đề cao sự thoải mái, tiện nghi, để tăng thêm phần riêng tư bạn có thể lựa chọn tường gạch, tường bê tông cách âm tốt. Nội thất phòng ngủ công nghiệp thường sử dụng chất liệu như tủ gỗ, giường gỗ màu nâu ấm bổ trợ cho vẻ đẹp huyền bí đặc trưng của căn phòng. Ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng, khi thiết kế ngoài việc sử dụng cửa sổ đón ánh sáng hãy lắp đặt thêm đèn trần giúp phòng ngủ thoáng mát, tươi sáng. Ngoài ra việc tận dụng tối đa khoảng trống trên tường để lắp đặt kệ sách, kệ trang trí cũng mang lại hiệu quả cao trong thiết kế. Không gian phòng ngủ thường được ốp sàn gỗ để tăng sự ấm áp và hài hòa cho tổng thể.
- Nhà bếp: Phòng bếp công nghiệp luôn được thiết kế gọn gàng, đi cùng là nội thất gỗ ấm cúng, dễ chịu. Mẫu nhà bếp phong cách này thường thiết kế thêm đảo bếp hay quầy bar đa năng tăng thêm tiện ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Bên cạnh đó, không gian phòng bếp còn được bố trí đầy đủ nội thất mang đến sự thuận tiện và thoải mái cho gia chủ trong lúc nấu ăn.
4.2 Phong cách thiết kế Industrial cho nhà hàng, cà phê
Thiết kế nhà hàng, quán cà phê phong cách industrial khiến người ta không khỏi ấn tượng trước vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt. Thông thường mẫu nhà hàng hay quán cà phê sử dụng phong cách này đều thu hút nhiều khách hàng. Điểm nhận diện phong cách công nghiệp đầu tiên chính là cách trang trí ấn tượng như tường gạch nham nhở phá cách, tường hay trần nhà bê tông, đường ống nước không cần che đậy. Không gian công nghiệp táo bạo, mạnh mẽ và độc đáo sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và mới mẻ.
Chưa dừng lại ở đó, điểm xuyết cho phong cách còn có đèn thả trần kiểu dáng ấn tượng và cả nội thất bàn ghế đường nét gọn gàng, đơn giản. Tất cả đều góp phần mang đến không gian nhà hàng, cà phê thú vị khiến người ta không thể rời mắt.
4.3 Phong cách thiết kế Industrial cho văn phòng
Tiền thân của phong cách công nghiệp bắt nguồn từ công xưởng, nhà máy bỏ hoang. Do đó, thiết kế văn phòng industrial quả thật là sự lựa chọn hoàn hảo. Vẻ đẹp khỏe khoắn, năng động mà phong cách này mang lại còn kích thích khả năng sáng tạo, năng suất làm việc của nhân viên giúp công việc đạt hiệu quả cao hơn. Không gian văn phòng được thiết kế độc đáo còn tạo điểm nhấn và dấu ấn riêng cho thương hiệu của công ty.
Hiểu được đặc trưng phong cách, SLV Vietnam luôn hướng đến phát triển phong cách công nghiệp trong thiết kế văn phòng. Chúng tôi mong muốn đem đến sản phẩm mang đậm phong cách industrial uy tín, chất lượng. Tạo dựng thiết kế mang hơi hướng công nghiệp đòi hỏi sự tận tâm, chu đáo và tỉ mỉ để tôn vinh đầy đủ vẻ đẹp thô sơ nhưng mỹ miều của phong cách. Nếu bạn chưa có cho mình ý tưởng thiết kế industrial độc đáo, liên hệ SLV Vietnam để được tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ:
- VP 1: 8/3 Đường số 38, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
- VP 2: 9/3 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q.1
- Xưởng: 63 Quách Điêu, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh
- Hotline: 08 9930 9186
- Email: slv.design.vietnam@gmail.com
- Youtube: https://www.youtube.com/@slvvietnam
- Xem thêm nhiều dự án khác tại Behance: www.behance.net/slvVietnam