11 lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp không nên bỏ qua

Nhà bếp là nơi giữ lửa, sum vầy của mọi gia đình, vì thế nhà bếp luôn được chú trọng và đầu tư nhiều tâm sức. Bếp có ấm, có đầy đủ thì tình cảm gia đình mới hạnh phúc, đong đầy yêu thương. Hiểu được tâm tư của khách hàng, SLV Vietnam sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp giúp quá trình thi công diễn ra dễ dàng hơn qua bài viết sau. 

Những lưu ý cần thiết trong quá trình thiết kế thi công nhà bếp
Những lưu ý cần thiết trong quá trình thiết kế thi công nhà bếp

1. Đo diện tích và bố trí nội thất hợp lý 

Lưu ý đầu tiên trước khi bắt tay vào thiết kế nhà bếp chính là đo đạc, cân nhắc diện tích của không gian. Bạn cần nắm rõ phòng bếp của bạn diện tích lớn hay nhỏ, xác định hệ thống điện nước và chọn vị trí bếp phù hợp.

Đồ nội thất kích thước lớn phù hợp với diện tích phòng bếp (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Đồ nội thất kích thước lớn phù hợp với diện tích phòng bếp (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Để sắp xếp nội thất hợp lý, bạn cần liệt kê tất cả dụng cụ cần thiết cần được bố trí cho nhà bếp. Sau đó bố trí chúng theo thứ tự nhu cầu sử dụng của gia đình. Các món đồ cần thiết như gia vị, chén, xoong nồi,… nên bố trí trên các tủ vừa tầm với hay ngăn kéo riêng. Còn đối với các món đồ ít sử dụng có thể cất gọn gàng ở trên cao để dễ tìm kiếm.

2. Đảm bảo tính an toàn khi thiết kế bếp

Nhà bếp là nơi dễ xảy ra những vụ cháy nổ. Do đó, lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp cần đảm bảo an toàn khi bày trí các đồ vật. Các thiết bị nhà bếp như gas, lò vi sóng, tủ lạnh,… cần đặt xa nơi có lửa và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Từng vị trí đặt đồ phải đề cao tính khoa học để các thao tác trong quá trình nấu nướng trở nên thuận tiện hơn. Hạn chế sử dụng nội thất góc sắt nhọn, thay vào đó là góc bo tròn, sàn nhà chống trơn trượt tuyệt đối.

Đặt tủ lạnh và bếp nướng cách xa khu vực vòi nước (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Đặt tủ lạnh và bếp nướng cách xa khu vực vòi nước (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

3. Sử dụng quy tắc tam giác vàng 

Một trong những lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp chính là đảm bảo nguyên tắc tam giác vàng. Tam giác vàng là sự sắp xếp hợp lý từ thẩm mỹ đến công năng sử dụng, tuân thủ quy tắc di chuyển của người nội trợ đến ba vị trí cơ bản: bếp nấu, bồn rửa, tủ lạnh có đoạn đường ngắn và thoải mái nhất. Khoảng cách giữa 3 vị trí tam giác vàng lý tưởng là 1.8m, khoảng cách này sẽ mang lại sự tiện nghi, thuận lợi cho quá trình nấu nướng.

Tủ lạnh, bếp, vòi nước bố trí theo nguyên tắc tam giác vàng (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Tủ lạnh, bếp, vòi nước bố trí theo nguyên tắc tam giác vàng (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

4. Lựa chọn chất liệu đồ dùng bền đẹp

Thông thường, khi nghĩ đến chất liệu phòng bếp người ta thường nhắc đến gỗ tự nhiên truyền thống. Tuy nhiên hiện nay có thể dễ dàng thay thế bằng chất liệu gỗ công nghiệp với nhiều mẫu mã mới lạ.

Nội thất đá tự nhiên kết hợp gỗ công nghiệp bền bỉ (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Nội thất đá tự nhiên kết hợp gỗ công nghiệp bền bỉ (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Chất liệu gỗ công nghiệp phù hợp với mọi phong khách thiết kế. Gỗ có độ bền đẹp, giá thành rẻ được nhiều gia đình lựa chọn. Bên cạnh đó sử dụng đá, nhôm kính cũng tiết kiệm chi phí, dễ vệ sinh mà vẫn đảm bảo công năng.

5. Sử dụng đồ nội thất thông minh

Sự tiến bộ của công nghệ sẽ đi đôi với nhu cầu tăng cao của con người. Chính vì vậy, những món đồ nội thất thông minh được sử dụng ngày càng nhiều. Một lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp mà bạn không thể bỏ qua chính là lựa chọn đồ nội thất này để tăng thêm tiện ích cho không gian của bạn.

Bạn nên lựa chọn các loại tủ nhiều ngăn hoặc ngăn kéo có thể xếp gọn để lưu trữ được nhiều vật dụng hơn. Điều này giúp căn bếp trở nên ngăn nắp, sạch sẽ nhưng vẫn tiết kiệm không gian.

Tủ bếp trang bị nội thất thông minh (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Tủ bếp trang bị nội thất thông minh (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

6. Lựa chọn phong cách bếp hài hòa với nhà ở

Nhu cầu thiết kế nhà bếp đang được nhiều gia đình quan tâm, tiêu biểu khi lựa chọn phong cách bếp chính là kiểu dáng, đường nét hài hòa. Một số mẫu bếp phổ biến có thể sử dụng nhiều phong cách từ hiện đại đến cổ điển mà bạn có thể tham khảo:

  • Bếp chữ U: Kiểu bếp này có kích thước khá lớn thích hợp đặt trong không gian rộng như biệt thự, nhà phố có diện tích bếp lớn,… vì khi đặt ở vị trí hạn hẹp, bếp chữ U dễ gây tù túng, chật hẹp không gian. Xét về công năng, mẫu bếp này luôn đem lại tiện nghi tối ưu cho người sử dụng.
Thiết kế bếp chữ U thuận tiện cho việc sinh hoạt, nấu nướng (Dự án của SLV Vietnam)
Thiết kế bếp chữ U thuận tiện cho việc sinh hoạt, nấu nướng (Dự án của SLV Vietnam)
  • Bếp chữ I: Đây là mẫu bếp được nhiều gia đình ưa chuộng. Không kén không gian và phong cách thiết kế, đặt bếp chữ I ở vị trí nào cũng tiết kiệm được không gian sống và đáp ứng nhu cầu cho nhà bếp. Thiết kế tủ bếp có đường nét đơn giản đem lại sự thuận tiện cho sinh hoạt.
Mẫu bếp chữ I giúp tiết kiệm không gian cho phòng bếp (Dự án của SLV Vietnam)
Mẫu bếp chữ I giúp tiết kiệm không gian cho phòng bếp (Dự án của SLV Vietnam)
  • Kiểu bếp kết hợp bàn đảo hay quầy bar: Kiểu bếp đa năng vừa phục vụ nhu cầu nấu nướng vừa kết hợp sở thích của gia chủ. Mẫu bếp kiểu dáng này là tạo góc nhỏ tụ họp gia đình, đem đến điểm nhấn thẩm mỹ cho tổng thể không gian. Bên cạnh đó, tận dụng đảo bếp và quầy bar chứa vật dụng nhà bếp tiện nghi.
Tạo một không gian thư giãn với mẫu bếp kết hợp quầy bar (Dự án của SLV Vietnam)
Tạo một không gian thư giãn với mẫu bếp kết hợp quầy bar (Dự án của SLV Vietnam)
  • Mẫu bếp chữ L: Bếp chữ L có kết cấu tiện lợi có thể kê sát tường, tận dụng các góc nhọn tiết kiệm tối ưu diện tích. Mẫu bếp phù hợp với mọi phong cách, đặc biệt là hiện đại hay tối giản. Kiểu dáng mở tạo ra cảm giác thông thoáng, rộng rãi cần thiết.
Mẫu bếp chữ L sử dụng chất liệu đá là chủ yếu giúp thuận tiện trong việc vệ sinh bề mặt (Dự án của SLV Vietnam)
Mẫu bếp chữ L sử dụng chất liệu đá là chủ yếu giúp thuận tiện trong việc vệ sinh bề mặt (Dự án của SLV Vietnam)
  • Kiểu dáng bếp song song: Mẫu bếp phù hợp với không gian nhỏ thường được sử dụng trong thiết kế phòng bếp chung cư. Với kiểu thiết kế song song đơn giản, phù hợp với nhiều phong cách mà còn thuận tiện cho các chị em nội trợ đi lại nấu nướng.
Tạo sự thuận tiện cho quá trong nấu nướng với kiểu bếp song song (Dự án của SLV Vietnam)
Tạo sự thuận tiện cho quá trong nấu nướng với kiểu bếp song song (Dự án của SLV Vietnam)

 

 

7. Lắp đặt hệ thống ánh sáng và thông gió

Lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho không gian. Ánh sáng góp phần quan trọng giúp thuận tiện trong quá trình sinh hoạt. Trước tiên bạn cần tận dụng tối đa các ô cửa kính thu hút ánh mặt trời, nếu không gian đủ rộng bạn có thể tạo 2 đến 3 cửa sổ giúp nhà bếp luôn thoáng mát và rộng rãi hơn.

Phòng bếp có cửa thông gió và lấy sáng lớn (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Phòng bếp có cửa thông gió và lấy sáng lớn (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Tương tự như hệ thống ánh sáng, nhà bếp luôn phải đảm bảo thông gió khử sạch mùi thức ăn. Bạn có thể thiết kế thêm cửa sổ thông thoáng hay lắp đặt hệ thống quạt, máy hút mùi hiện đại. Điều này giúp cho không khí nhà bếp trở nên sạch sẽ hơn.

8. Tận dụng không gian trống trên tường

Phòng bếp dù lớn hay nhỏ, việc sử dụng tốt các không gian giúp nhà bếp trở nên gọn gàng, đẹp mắt hơn. Tận dụng mọi khoảng trống trên tường để thiết kế các tủ đựng vật dụng bếp giúp không gian gọn gàng và ngăn nắp hơn.

Thiết kế kệ để đồ trên bức tường trống (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Thiết kế kệ để đồ trên bức tường trống (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Thay vì làm tủ thấp để bụi bẩn có khoảng bám vào, bạn có thể làm tủ bếp cao hơn tăng không gian lưu trữ cho phòng. Thiết kế hệ thống tủ kéo sâu và sát tường, kết hợp nhiều ngăn giúp phân chia vật dụng thoải mái.

9. Lắp đặt nhiều ổ cắm điện

Bếp là nơi diễn ra nhiều hoạt động nhất của các thành viên trong gia đình. Bạn cần tính toán cụ thể số lượng thiết bị cần kết nối để chuẩn bị đầy đủ. Chú ý ổ cắm đủ số oát để sử dụng cho các vật dụng điện có công suất lớn như tủ lạnh, lò nướng, bếp từ, máy rửa chén,…

Nồi cơm điện, tủ lạnh được bố trí gần nhau thuận tiện cho việc sử dụng chung ổ cắm điện (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Nồi cơm điện, tủ lạnh được bố trí gần nhau thuận tiện cho việc sử dụng chung ổ cắm điện (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Bạn có thể sử dụng ổ cắm đa năng nhiều chốt dành cho các thiết bị lặt vặt khác. Tuy nhiên, khi lắp đặt cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh xa các vị trí có nước dễ gây chập cháy ổ điện.

10. Bố trí tủ bếp theo luồng công việc

Nguyên tắc bố trí luồng công việc cho nhà bếp là phương pháp khoa học và thuận tiện khi sử dụng. Thiết kế này giúp rút ngắn quãng đường di chuyển, để việc nấu nướng trở nên dễ dàng. Nhà bếp theo nguyên tắc này được chia thành 5 khu vực riêng biệt sắp xếp từ trái sang phải gồm: Khu vực chứa ẩm thực, khu vật dụng, khu vực rửa, khu sơ chế và khu nấu.

Bố trí bếp điện, bồn rửa gần nhau thuận tiện khi sử dụng(Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Bố trí bếp điện, bồn rửa gần nhau thuận tiện khi sử dụng (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

11. Hướng phòng bếp hợp phong thuỷ

Lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp phù hợp phong thủy luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Phòng bếp hợp phong thủy không chỉ giúp giữ lửa cho gia đình mà còn mang lại sự hòa thuận. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ về cách chọn hướng phòng bếp hợp phong thủy mà bố trí sai lệch, ảnh hưởng phúc khí gia đình.

Đặt bếp nấu theo hướng hợp phong thủy (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Đặt bếp nấu theo hướng hợp phong thủy (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Một số kiêng kỵ cơ bản cần phải biết khi chọn hướng cho không gian bếp:

  • Tránh hướng bếp vào nhà vệ sinh: Tuyệt đối không nên để nhà bếp hướng trực tiếp vào nhà vệ sinh. Xét về mặt khoa học, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn, nhiều khí dễ phát tán gây mất vệ sinh. Ngoài ra cũng ảnh hưởng đến vận mệnh, tài khí của gia chủ.
  • Tránh hướng bếp vào phòng ngủ: Hạn chế đặt bếp kế bên hay đối diện phòng ngủ dù có vách ngăn hay tường ngăn cách. Bếp thường là nơi nấu nướng, dễ ám mùi và nóng bức. Do đó, đặt hai không gian gần nhau ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe các thành viên.
  • Tránh hướng bếp ngược hướng nhà: Lựa chọn đúng hướng nhà đã mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình. Do đó, hướng bếp bạn không nên đi ngược lại phong thủy. Xuôi theo hướng nhà giúp gia đình thêm thuận buồm xuôi gió, đốt cháy những điều xấu xa.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thi công nội thất nhà bếp trọn gói 2024

Một số câu hỏi thường gặp về thiết kế nội thất nhà bếp

Đặt hướng bàn thờ ông Táo như thế nào?

Mỗi gia đình đều có một tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Việc chọn hướng ông Táo như thế nào phụ thuộc vào quan niệm cá nhân. Nhìn chung, hướng ông Táo cho bếp được chọn dựa trên mệnh hoặc tuổi của gia chủ. Phương án đặt bếp theo hướng nhà cũng là cách thuận tiện và dễ dàng.

Thiết kế khu vực riêng biệt để bố trí ông Táo(Nguồn ảnh: SLV Vietnam)
Thiết kế khu vực riêng biệt để bố trí ông Táo (Nguồn ảnh: SLV Vietnam)

Tư vấn thiết kế nội thất nhà bếp ở đâu uy tín?

Giống như xây dựng hạnh phúc gia đình, thiết kế nội thất bếp cần sự tâm huyết và cả tình yêu thương đặt để vào đó. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cho việc thiết kế một căn bếp hoàn chỉnh, hãy để SLV Vietnam đồng hành cùng bạn trên chặng đường kiến tạo không gian bếp yêu thương. Lấy sự hài lòng của khách hàng làm tiêu chí phát triển, chúng tôi đã không ngừng học hỏi và tìm tòi những mẫu thiết kế bếp độc đáo, mới lạ.

Nếu bạn muốn tham khảo thêm các mẫu bếp để thiết kế cho không gian bếp của nhà mình, bạn có thể xem các mẫu thiết kế nội thất bếp của SLV Vietnam để có thêm ý tưởng cho mình nhé.

SLV Vietnam sở hữu xưởng sản xuất riêng chất lượng
SLV Vietnam sở hữu xưởng sản xuất riêng chất lượng

Qua những lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp trên, SLV Vietnam mong muốn đem đến cho quý khách hàng thông tin bổ ích để tạo ra căn bếp không chỉ đẹp, nhiều công năng mà còn tránh được những sai sót cần thiết. Chúng tôi tin rằng, với kinh nghiệm và trình độ mà mình đang có sẽ đem đến cho bạn sản phẩm nhà bếp chỉnh chu, nổi bật. Liên hệ thiết kế qua thông tin sau để được tư vấn miễn phí:

  • VP 1: 8/3 Đường số 38, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
  • VP 2: 9/3 Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q.1
  • Xưởng: 63 Quách Điêu, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh
  • Hotline: 08 9930 9186
  • Email: slv.design.vietnam@gmail.com
  • Youtube: https://www.youtube.com/@slvvietnam
  • Xem thêm nhiều dự án khác tại Behance: www.behance.net/slvVietnam
5/5 - (1 bình chọn)

FOUNDER & CEO LÊ MINH VŨ

  • Anh Lê Minh Vũ theo học ngành Thiết Kế Nội Thất tại Trường Đại Học Kiến Trúc T.P Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp anh dành thời gian dài để công tác tại nhiều công ty trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất để trao dồi kinh nghiệm thực tế. Với niềm đam mê cùng với định hướng phát triển rõ ràng, anh Vũ tiếp tục theo học và sở hữu tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế tại Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí Minh (Hutech). Đây chính là nền tảng cũng như là bước đệm lớn cho sự thành lập và phát triển Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam.
  • Sau quãng thời gian đủ dài tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế bằng những dự án đa phong cách như các công trình hiện đại, sang trọng… Anh Lê Minh Vũ đã tự tin sáng lập Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp nội thất hoàn mỹ, đẳng cấp.
  • Facebook: facebook.com/victor.vu.14
  • Behance: behance.net/slvvietnam
Thước lỗ ban Thước lỗ ban