5 vấn đề thường gặp khi thiết kế phòng ăn và cách giải quyết nhanh nhất 

Khu vực ăn uống là một trong những vị trí quan trọng trong bất kì căn nhà nào. Tuy nhiên khu vực này thường được bài trí rất linh hoạt tùy thuộc vào kiểu loại hình nhà ở. Mỗi kiểu nhà khá khác nhau đều tạo nên những khó khăn khác nhau trong quá trì thiết kế không gian ăn uống của gia chủ. Mời bạn cùng SLV Vietnam xem qua 5 vấn đề thường gặp khi thiết kế phòng ăn và cách giải quyết nhanh nhất tại bài viết dưới đây!

1. Không gian sống nhỏ, không có phòng ăn riêng biệt 

Nếu bạn đang lựa chọn những loại hình nhà ăn nhỏ như chung cư hay căn hộ studio nhỏ. Đây là những loại hình nhà ở có diện tích khá hạn chế. Việc này ít nhiều ảnh hưởng sắp xếp và bài trí khu vực ăn uống trong nhà. Trong trường hợp bạn sống một mình, tại khu vực ăn uống bạn cũng cần bài trí thêm một hoặc 2 ghế phụ trong trường hợp có khách. Việc thiết kế những khu vực này cần phải linh hoạt. Tận dụng tối đa mọi khu vực khác nhau trong ngôi nhà để bài trí.

thiet-ke-phong-an
Thiết kế phòng ăn cho những không gian sống nhỏ | Nguồn ảnh: Sưu tầm

1.1. Tận dụng những phần tường trống để bài trí bàn ăn

Trong trường hợp này bạn không cần phải xây dựng một khu vực riêng biệt cho phòng ăn, mà có thể sử dụng kiểu thiết kế mở kết hợp các không gian. Hãy tận dụng những khu vực trống như một bức tường hay một phần khu vực trong phòng khách để bài trí bàn ghế ăn. Bài trí bàn cạnh tường bạn có đến 3 khu vực để bài trí ghế. Bằng cách này bạn sẽ tối ưu được diện tích trong không gian sống. Không gian mở tạo cảm giác kết nối, thân thiện tại căn hộ. 

thiet-ke-phong-an
Tận dụng những bức tường để tạo nên những khu vực ăn uống | Nguồn ảnh: Sưu tầm

1.2. Bài trí bàn ăn cạnh cửa sổ rộng mở

Nếu căn hộ của bạn có cửa sổ lớn rộng mở, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc bàn đơn giản hình vuông hoặc chữ nhật tại đây. Đây là khu vực tuyệt vời để bài trí bàn ăn, bạn sẽ tận hưởng được cảnh quan bên ngoài  cũng như ánh sáng và bầu không khí tuyệt vời mà khu vực cửa sổ mang lại.  Bàn ăn cạnh cửa sổ giúp bạn vừa nhâm nhi bữa ăn vừa tận hưởng cảnh quan xung quanh.

thiet-ke-phong-an
Bài trí bàn ăn ở những khu vực của sổ lớn đón ánh sáng | Nguồn ảnh: Sưu tầm

Video: Thiết kế phòng ăn nhỏ và những cách giải quyết nhanh nhất | Nguồn: Julie Khuu

2. Thiết kế phòng ăn có kết cấu vuông hoặc chữ nhật nhỏ

2.1. Lựa chọn bàn ăn thích hợp dựa trên diện tích căn phòng

Nếu bạn muốn sử dụng một căn phòng riêng dạng hình vuông cùng diện tích nhỏ làm phòng ăn. Hãy tham khảo qua những cách sau. Đầu tiên, hãy xác định chiều dài của căn phòng. Sau đó bạn hãy trừ đi những khoảng trống cần thiết cho di chuyển. Thông thường các khoảng trống sẽ từ 80 – 100cm. Để quá trình di chuyển trở nên thuận tiện hơn. Từ đó lựa chọn loại bàn ăn và bài trí ghế sao cho đảm bảo các khoảng trống của căn phòng. 

phong-an-nho
Lựa chọn bàn ăn thích hợp dựa trên diện tích căn phòng | Nguồn ảnh: Sưu tầm

>> Xem ngay những mẫu bàn ăn dẹp nhất tại đây

2.2. Lựa chọn hình dáng bàn ăn dựa trên kiểu dáng căn phòng khi thiết kế phòng ăn

Bên cạnh yếu tố diện tích, việc lựa chọn kiểu bàn ăn thích hợp sẽ giúp không gian thêm thẩm mỹ cũng như khoa học nhất có thể khi thiết kế nội thất phòng ăn đẹp. Đối với kiểu phòng ăn hình vuông bạn có thể lựa chọn kiểu bàn ăn vuông hoặc tròn cho không gian. Với không gian hình chữ nhật, một bàn ăn hình chữ nhật hoặc oval. Bên cạnh đó, khi lựa chọn những kiểu bàn ăn hình tròn, hãy chọn bàn có các chân ghế nhỏ gọn. Bàn mặt kính cũng giúp không gian thêm sang trọng, dễ dàng vệ sinh. 

phong-an-nho
Thiết kế phòng ăn chung cư với kiểu bàn ăn hình vuông | Nguồn ảnh: Sưu tầm
phong-an-nho
Thiết kế phòng ăn chung cư với kiểu bàn ăn hình chữ nhật | Nguồn ảnh: Sưu tầm
phong-an-chung-cu
Thiết kế phòng ăn chung cư với kiểu bàn ăn hình tròn | Nguồn ảnh: Sưu tầm

3. Thiết kế phòng ăn kết hợp bếp

Đây là kiểu bài trí không gian không còn quá xa lạ đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Khu vực ăn uống tại bếp giúp quá trình sinh hoạt trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu căn bếp của bạn có diện tích quá nhỏ điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bài trí bàn ăn tại nhà bếp.

phong-an-chung-cu
Phòng ăn kết hợp bếp phổ biến | Nguồn ảnh: Sưu tầm

Bàn ăn tại nhà bếp cũng cần đảm bảo khoảng trống tối thiểu với những khu vực còn lại từ 50 – 60 cm. Giúp quá trình sinh hoạt nấu nướng diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn. Lựa chọn kiểu bàn tròn có thể kết hợp với ghế ở nhiều mặt. Kiểu bàn này vừa tiết kiệm diện tích vừa đảm bảo số lượng chỗ ngồi trong trường hợp có khách mời. Lưu ý bài trí bàn ăn cách xa bếp để tránh dầu mỡ bám vào khu vực ăn uống. 

phong-an-nho
Kiểu bàn ăn tròn mặt kính, dễ vệ sinh | Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trong trường hợp căn bếp của bạn có một góc riêng nhỏ cho ăn uống, hãy thiết kế khu vực này thành khu vực tiếp khách phụ. Sử dụng một ghế sofa dài cố định tại khu vực này. Sau đó kết hợp thêm bàn và các ghế phụ khác, tạo nên một khu vực ăn uống sang trọng và hiện đại. Kiểu thiết kế này tận dụng mọi diện tích của căn phòng. Nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng cần thiết. Giúp gia chủ sở hữu không gian tinh tế, khoa học nhất.

noi-that-phong-an
Khu vực bàn ăn và tiếp khách phụ tại bếp | Nguồn ảnh: Sưu tầm

4. Thiết kế phòng ăn có diện tích hẹp

Khó khăn lớn nhất đối với những phòng ăn hẹp chính là khoảng trống cho những lối đi. Giải pháp cho kiểu phòng ăn này là sử dụng những kiểu bàn và ghế dài thay vì rộng như thường lệ. Như đã đề cập trước đó, khoảng cách tối thiểu giữa bộ bàn ghế ăn và khu vực xung quanh là 80 – 100cm. Nếu bạn sử dụng những kiểu ghế sofa dài cạnh tường, bạn sẽ tiết kiệm được 1m ở một bên của bàn ăn. 

noi-that-phong-an
Sử dụng những kiểu ghế sofa dài cạnh tường cho thiết kế phòng ăn có diện tích hẹp | Nguồn ảnh: Sưu tầm

Một giải pháp khác cho phòng ăn hẹp chính là sử dụng bàn ghế ăn thông minh. Kiểu bàn ăn này thường tích hợp ghế cùng bàn ăn. Tạo cảm giác gọn gàng sau quá trình sử dụng. Phần chân của bàn ghế được giấu kín, tạo cảm giác hiện đại, tối giản cho căn phòng của bạn. Kiểu bàn ăn này cũng dễ dàng sắp xếp và vệ sinh sau quá trình sử dụng. 

thiet-ke-noi-that-phong-an
Những mẫu bàn ăn thông minh | Nguồn ảnh: Sưu tầm

5. Không gian sống thiết kế mở kết hợp nhiều khu vực

Không gian mở đã không còn quá xa lạ đối với thiết kế nhà ở ngày nay. Thông thường những khu vực như phòng khách, phòng ăn và bếp sẽ được kết hợp với nhau. Tạo thành một không gian sinh hoạt chung tại căn nhà. Đối với phòng khách và nhà bếp, hai khu vực này mang đặc điểm công năng cùng cách bài trí xác định nên không có quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên đối với khu vực ăn uống sẽ  gây khá nhiều khó khăn. 

dining-room-interior-design
Thiết kế phòng khách và phòng ăn thông nhau | Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trong trường hợp này bàn ăn nên được đặt ở giữa không gian phòng khách và nhà bếp, tạo cảm giác ngăn cách cho hai khu vực. Từng khu vực sinh hoạt sẽ riêng biệt như vẫn tạo cảm giác kết nối nhờ vào sự loại bỏ những bức tường nặng nề giữa các khu vực sống khác nhau. Lưu ý khoảng trống giữa các khu vực cùng sự thiết kế và lựa chọn nội thất đồng bộ để tạo cảm giác kết nối trong ngôi nhà.

dining-room-interior-design
Thiết kế phòng khách và phòng ăn thông nhau tạo cảm giác kết nối, thân thiện | Nguồn ảnh: Sưu tầm

Lời kết

Bài viết trên đã tổng hợp cho bạn 5 vấn đề thường gặp khi thiết kế phòng ăn và cách giải quyết nhanh nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cách giải quyết những khó khăn khi thiết kế phòng ăn của mình. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn thiết kế phòng ăn SLV Việt Nam và nhiều không gian sống khác ngay từ hôm nay. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

vi-sao-ban-chon-slvvietnam

quytrinhlamviec1

san-xuat-noi-that-theo-yeu-cau

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ ngay với chúng tôi để thực hiện dự án của bạn