Phong cách nội thất Brutalism (Brutalism Interior Design) được ví như một cuộc hồi tưởng lại quá khứ với những công trình mạnh mẽ, hùng vĩ toát lên vẻ đẹp thẩm mỹ khiêm tốn và không cầu kỳ. Nổi bật về tính táo bạo, các toà nhà theo chủ nghĩa “ tàn bạo “ này khó có thể bị mê hoặc từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng SLV Việt Nam tin khi tìm hiểu sâu về Brutalism bạn sẽ càng bị thu hút bởi nó. Cùng tham khảo bài viết này nhé!

1. Sự ra đời của phong cách nội thất Brutalism trong thiết kế

Phong cách kiến trúc Brutalism khá phổ biến vào giữa thế kỷ 20 từ những năm 1950 đến những năm 1980. Đặc biệt là trong các dự án dân sự và toà nhà thể chế dưới hình thức điêu khắc. Kiến trúc này cho phép nhìn thấy, chiêm ngưỡng vật liệu xây dựng và đặc điểm cấu trúc.

phong-cach-noi-that-tho-moc
Sự ra đời của phong cách Brutalism

Nổi bật với các toà nhà nặng nề với đường nét hình học, khung bê tông vững chắc, trần nhà cao chọc trời, tường cấm chồng chất. Sự ưu tiên về chức năng hơn là hình thức bên ngoài của phong cách Brutalism.

phong-cach-noi-that-tho-moc-2
Phong cách Brutalism mang vẻ đẹp thô mộc và táo bạo

Kiến trúc Le Corbusier là người sáng lập phong cách Brutalism. Các dự án sau chiến tranh của ông được phục vụ như một điểm khởi đầu cho vài kiến trúc người Anh Alison và Peter Smithson. Điều thú vị là thuật ngữ “chủ nghĩa tàn bạo”  được miêu tả chi tiết trong bài viết mang nghĩa khác với tên của nó. Đơn giản, thô sơ? Không. Mạnh mẽ và táo bạo thì đúng hơn.

2. Các đặc điểm chính của phong cách nội thất Brutalism

2.1. Vật liệu cơ bản và cao cấp

Các vật liệu được sử dụng trong phong cách Brutalism là bê tông, kim loại, gỗ và kính. Trong đó, bê tông là vật liệu chủ chốt cho tất cả mọi thứ từ đế, đèn, sàn đến tường.

phong-cach-noi-that
Vật liệu được sử dụng trong phong cách Brutalism

Đi cùng với bê tông là kim loại cũng quan trọng không kém. Được lựa chọn vì tính đơn giản, kim loại làm tăng tính thẩm mỹ công nghiệp mạnh mẽ.

phong-cachbrutalism
Bê tông là vật liệu chính cho bất cứ ai theo dõi xu hướng trong thiết kế nội thất

Gỗ là vật liệu quá quen thuộc cho bất cứ ai trong ngành thiết kế nội thất. Các thanh gỗ có thể làm cột nhà, mái mới với gia công thô không cần gọt đèo gắn kết với nhau. Các yếu tố của khung kim loại, sắt bảng với sự pha trộn của kính và gỗ tăng cường kết cấu của các vật liệu này. Vật liệu được sử dụng theo phong cách Brutalism tương ứng với nguyên tắc: tường bê tông “trung thực” và tường nhà lộ rõ, không ẩn giấu dưới lớp màu sắc hoặc tường khô.

2.2. Màu sắc chủ đạo trong phong cách nội thất Brutalism

Màu sắc thường được sử dụng trong phong cách Brutalism thường là những màu gần gũi với tự nhiên và đồng điệu với đồ đạc. Những tông màu như xám gạch đá, nâu gỗ, xanh thực vật,..thể hiện sự trung tính, ấm áp. Sự kết hợp giữa tông trầm và sáng tạo sự tương phản qua lại. Tông màu trầm thể hiện sự mộc mạc, đơn giản nhưng mạnh mẽ, ma mị.

mau sac-phong-cach
Màu sắc chủ đạo trong phong cách Brutalism

2.3. Sự đơn giản và “trung thực”

Với sự mở rộng của bê tông và tỷ lệ áp đảo, kiến trúc Brutalism được đặc trưng bởi thiên hướng trung thực và đơn giản.

phong-cach-noi-that-tho-moc
Nhấn mạnh tính đơn giản và trung thực

Tính chân thực của Brutalism được thể hiện qua các trần nhà thô mộc, sử dụng nội thất đơn giản, bố cục không gian đều. Kiến trúc Brutalism hội tụ nhiều yếu tố trong hiện đại: thoạt đầu toát ra sự mạnh mẽ cuốn hút nhưng về sau bóc trần vẻ đẹp tự nhiên, thân thiện và dân dã nhất.

2.4. Phân chia tỷ lệ trung hoà

Các khu vực chức năng được phân chia rõ ràng, thể hiện sự vuông vắn và khoa học. Thiết kế theo phong cách Brutalism chú trọng đến chức năng nhiều hơn là hình thức. Việc sắp xếp các phòng mang đến nhiều tiện nghi và khoa học cho các sinh hoạt trong gia đình.

phong-cach-noi-that-brutalism
Phân chia tỉ lệ trung hoà

2.5. Nội thất trong phong cách nội thất Brutalism

Yêu cầu đồ nội thất phải truyền đạt được bản chất thật sự của phong cách Brutalism. Sẵn sàng hạn chế các vật dụng trong nhà khi cần thiết. Đồ nội thất phải được sắp xếp bố cục ổn thoả, nhỏ gọn và thiết thực.

phong-cach-noi-that-brutalism
Nội thất được sắp xếp rất gọn toát lên sự cuốn hút

Nguyên liệu và kết cấu tự nhiên là quy tắc chính cho đồ nội thất. Trong thiết kế, nội thất Brutalism đã mang sự kết hợp hoàn hảo của vật liệu. Tủ kim loại cửa gỗ, đế bê tông sàn ăn có mặt kính như một minh chứng.

phong-cach-noi-that-tho-moc
Màu sắc của đồ nội thất hoà trộn với nền màu bê tông chính

Màu sắc của đồ nội thất là chất sơn tĩnh điện, không mờ. Lựa chọn màu sắc nội thất cũng phải dựa vào đặc điểm của kiểu dáng đồ đạc bạn chọn. Các nhà thiết kế khuyên bạn nên chú trọng vào màu sắc ánh sáng vì nó sẽ mang lại sự tươi mới và một chút hấp dẫn trong nội thất.

2.6. Trang trí tạo nên kiệt tác

Bạn có thể tự trang trí phong cách Brutalism theo nhiều cách. Cách tiếp cận truyền thống, nơi đặt các vật trang trí như bình hoa, tác phẩm nghệ thuật, đệm và sách. Hoặc cách tiếp cận tinh tế hơi, nơi trang trí được hạn chế và thực dụng.

phong-cach-noi-that-brutalism
Tạo điểm nhấn bằng cách trang trí vài đồ vật thân thuộc

Tuỳ theo thẩm mỹ ưa thích của mỗi người để tạo ra vẻ đẹp hoàn hảo cho Brutalism. Nhưng thường mọi người tìm đến phong cách Brutalism là vì lối sống đơn giản và mộc mạc của nó. Sự mềm mại là chìa khoá có thể đạt được nếu bạn biết cách kết hợp giữa đồ nội thất và trang trí.

Một số gợi ý nhỏ trong trang trí:

– Gương dạng tròn có thể phản chiếu các đường cong trên trần nhà.
– Một chiếc thảm màu trầm được đặt trong phòng ngủ làm tăng sự ấm áp.
– Rèm cửa sổ giúp khuyếch tán ánh sáng trong phòng khách tạo không gian thơ mộng.
– Một vài bức tượng bằng đá được đặt trên bàn trang trí ấn tượng.

3. Ứng dụng phong cách nội thất Brutalism vào trong kiến trúc hiện đại

Ngày nay với sự cộng hưởng từ thế giới xa xưa, trải qua nhiều giai đoạn phong cách Brutalism được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc. Brutalism thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên bởi thiết kế tối giản hoá được những chi tiết cầu kỳ, thô sơ trở nên hài hoà và dẹp mắt hơn.

Ứng dụng phong cách nội thất Brutalism vào trong kiến trúc hiện đại
Ứng dụng phong cách nội thất Brutalism vào trong kiến trúc hiện đại

Bạn có thể gọi kiến trúc Brutalism với cái tên hiện đại hoá hơn là phong cách Brutalism – Sự thô mộc dân dã nổi loạn đến từng đường nét. Do sự tiến bộ trong công nghệ, các vật liệu và hiệu ứng hình ảnh mới có sẵn trong các lớp phủ tường tuyệt đẹp có thể nhanh chóng biến đổi không gian.

Luôn giữ được bản chất mộc mạc và thô sơ
Luôn giữ được bản chất mộc mạc và thô sơ

Phong cách Brutalism trong thiết kế nội thất hiện đại chính là đi tìm vẻ đẹp hoàn hảo từ những gì thân thuộc nhất. Brutalism với nhiều kiểu cách, dù dưới hình dáng nào cũng toát lên sự ma mị đậm chất dân dã vốn có.

4. Chiêm nghiệm một số công trình kiến trúc “mạnh mẽ” lâu đời của phong cách Brutalism trong thiết kế

Các công trình kiến trúc được thiết kế theo phong cách Brutalism thường có yếu tố lặp đi lặp lại để tạo một tổng thể thống nhất. Bê tông và kim loại là 2 vật liệu quan trọng tạo nên những kiệt tác mạnh mẽ, tồn tại bền vững.

Toà nhà Sirus, Sydney

Được thiết kế bởi Tao Goers vào năm 1979, Sirius là một công trình kiến trúc mang biểu tượng ở Sydnet, toạ lạc trên bất động sản ở khu vực Rocks.

Toà nhà Sirus, Sydney
Toà nhà Sirus, Sydney

Tháp Trellick, London mang phong cách Brutalism

Được thiết kế bởi kiến trúc sư Ernő Goldfinger, Tháp Trellick 32 tầng. Xây dựng ở London sau chiến tranh để cung cấp nhà ở hiện đại với mức giá hợp lý cho những người mất nhà trong Thế chiến 2.

Tháp Trellick, London mang phong cách Brutalism
Tháp Trellick, London

Bến xe buýt Preston, Lancashire, Anh

Được hoàn thành vào năm 1969 bởi Over Arup và Partners theo một thiết kế “tàn bạo” của Keith Ingham và Charles Wilson. Bến xe buýt Preston được thiết lập để phá dỡ 6 năm trước khi nhận yêu cầu bồi thường.

Bến xe buýt Preston, Lancashire, Anh
Bến xe buýt Preston, Anh

Xem thêm nhiều phong cách thiết kế nội thất khác tại đây:

>> Phong cách nội thất Urban: Một không gian sống “trên mây”

>> Phong cách nội thất Địa Trung Hải

>> Phong cách nội thất Art Deco

vi-sao-ban-chon-slvvietnam

quytrinhlamviec1

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhanh nhất!

san-xuat-noi-that-theo-yeu-cau

Nguồn ảnh: Sưu tầm

5/5 - (6 bình chọn)

CEO LÊ MINH VŨ

  • Anh Lê Minh Vũ theo học ngành Thiết Kế Nội Thất tại Trường Đại Học Kiến Trúc T.P Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp anh dành thời gian dài để công tác tại nhiều công ty trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất để trao dồi kinh nghiệm thực tế. Với niềm đam mê cùng với định hướng phát triển rõ ràng, anh Vũ tiếp tục theo học và sở hữu tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế tại Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí Minh (Hutech). Đây chính là nền tảng cũng như là bước đệm lớn cho sự thành lập và phát triển Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam.
  • Sau quãng thời gian đủ dài tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế bằng những dự án đa phong cách như các công trình hiện đại, sang trọng… Anh Lê Minh Vũ đã tự tin sáng lập Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam nhằm mang đến cho khách hàng những giải pháp nội thất hoàn mỹ, đẳng cấp.
  • Facebook: facebook.com/victor.vu.14
  • Behance: behance.net/slvvietnam
Thước lỗ ban Thước lỗ ban