Gỗ công nghiệp hiện là chất liệu rất phổ biến trong thiết kế thi công nội thất chung cư. Với những ưu điểm vượt trội có thể dùng thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Gỗ công nghiệp HDF với mức giá phải chăng là lựa chọn của nhiều gia chủ. Cùng SLV Việt Nam xem qua những đặc điểm của loại gỗ công nghiệp này cùng những lưu ý khi sử dụng tại bài viết dưới đây!
1. Những điều cần biết về gỗ công nghiệp HDF
1.1. Khái niệm
HDF được viết tắt từ High Density Fiberboard có nghĩa là gỗ sợi mật độ cao. Đây là loại gỗ công nghiệp có 80% thành phần là vụn gỗ tự nhiên kết hợp cùng những thành phần hóa học như phụ gia tăng độ cứng cho tấm gỗ và keo để tăng độ kết dính.

>> Gỗ công nghiệp là gì, những loại phổ biến, xem ngay
1.2. Cấu tạo gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF tận dụng những thành phần thừa từ vụn gỗ, ngọn, cành cây để làm nguyên liệu chính. Qua các công đoạn sản xuất như luộc, sấy khô sau đó được ép dưới áp suất cao , sau đó được cắt theo kích thước được định sẵn và phủ vân gỗ cùng lớp phủ bề mặt.

1.3. Phân loại gỗ HDF
Tùy theo các đơn vị sản xuất gỗ công nghiệp HDF khác nhau mà gỗ HDF được chia làm nhiều loại. Thông thường có 3 loại bao gồm gỗ HDF thường, gỗ HDF có khả năng chống ẩm tốt và gỗ HDF có khả năng chống cháy. Trong đó, loại gỗ có khả năng chống ẩm tốt thường có những đặc điểm ưu việt hơn 2 loại còn lại.

Nguyên nhân là vì cấu tạo sợi gỗ cùng chất liệu chống ẩm tuyệt vời sẽ tương thích với nhiều không gian sống. Với đặc điểm chịu ẩm tuyệt vời, bền bỉ cùng thẩm mỹ loại gỗ này sẽ đảm bảo được sự chắc chắn, bền bỉ của đồ đồ nội thất. Giúp đồ nội thất cũng như không gian sống chịu được khí hậu cũng như thời tiết ẩm ướt.

1.4. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF tiêu chuẩn
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF được chia làm nhiều giai đoạn nhằm mang lại sản phẩm tốt nhất cho người dùng. Thông thường quy trình tiêu chuẩn bao gồm những bước sau:
- Gỗ tự nhiên được sấy khô trong nhiệt độ cáo đến 2000 độ C. Gỗ sẽ được sấy khô hết nước qua dây chuyền hiện đại và công nghiệp.
- Sau khi được sấy khô sẽ được kết hợp cùng các chất hóa học khác làm tăng độ cứng của gỗ. Sau đó chúng sẽ được ép dưới áp suất lên đến ~900kg/ cm2. Gỗ sẽ được kết dính chắc chắn hơn với các loại keo dính được thêm trong quá trình ép.
- Tiếp theo, gỗ sẽ được cắt theo kích thước định hình. Kích thước tiêu chuẩn là 2000mm x 2400mm. Với độ dày trong khoảng 6mm – 24mm tùy theo nhu cầu của gia chủ.
- Sau cùng gỗ sẽ được sơn các lớp phủ tạo vân gỗ và thẩm mỹ cho bề mặt. Lớp phủ được hình thành từ Melamine cùng sợi thủy tinh. Màu sắc cùng những vân gỗ sẽ đem lại sự sang trọng và bề mặt trở nên chắc chắn hơn.

1.5. Những lưu ý khi sử dụng
- Hạn chế tiếp xúc quá lâu với nước, đặc biệt là loại gỗ HDF thường
- Tránh dùng các dụng cụ thô cứng để làm sạch bụi bẩn. Dùng những tấm vải mềm khô khi muốn lau chùi và vệ sinh.
1.6. Cách phân biệt gỗ công nghiệp HDF với các loại gỗ khác
Do sử dụng mật độ sợi gỗ cao, gỗ công nghiệp HDF luôn nổi bật và đắt tiền hơn các loại gỗ công nghiệp khác. Chúng có thể nhận biết bằng mắt thường một cách dễ dàng. Gỗ HDF có thể toát lên màu sắc sáng và đồng nhất dễ nhận biết. Độ chắn chắn, mịn, phẳng của bề mặt gỗ cùng là một cách phân biệt.

2. Tại sao gỗ công nghiệp HDF được nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn
Gỗ công nghiệp HDF mang những ưu điểm tuyệt vời khiến mọi gia chủ yêu thích. Những ưu điểm nổi bật giúp gỗ công nghiệp HDF trở nên ngày càng được được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Gỗ công nghiệp cùng lag một chất liệu rất được ưa chuộng trong thi công nội thất SLV Việt Nam bởi những lý do sau:
- Bền mặt và cốt gỗ khó nứt cùng khả năng chịu nhiệt khá tốt
- Bảng màu đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ của gia chủ
- Bề mặt nhẵn bóng với vân gỗ thẩm mỹ và sang trọng
- Khả năng chịu nước ưu việt hơn so với 2 loại gỗ công nghiệp MDF và MFC
- Khả năng chịu lực tốt, giúp nội thất trở nên bền bỉ và ưu việt hơn

3. Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF trong thiết kế nội thất
Mang đặc điểm thẩm mỹ cao và khả năng chịu ẩm, chịu nhiệt tốt nên gỗ công nghiệp HDF thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất tại phòng bếp, phòng học,.. Những vật dụng làm từ gỗ như các tủ bếp, tấm tường, cửa ra vào,… Bên cạnh đó với khả năng ổn định và mật độ mịn cao nên cũng được sử dụng để làm sàn gỗ khá tốt.

Gỗ công nghiệp HDF cũng có giá thành tương đối thích hợp nên đây là lựa chọn thay thế cho những loại gỗ tự nhiên đắt tiền. Tuy nhiên chất liệu của gỗ HDF cũng rất tốt, với độ bền lâu dà. Loại gỗ này cũng thích hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Gỗ HDF tạo nên một không gian sống sang trọng, thẩm mỹ giúp ngôi nhà của gia chủ thêm thời thượng, đẳng cấp mà không quá tốn nhiều chi phí.

4. Một số đồ nội thất sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp HDF











Trên đây là một số điều cần biết về gỗ công nghiệp HDF, hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại gỗ công nghiệp này. Với giá thành rẻ hơn so với loại gỗ tự nhiên nhưng mang đặc điểm thẩm mỹ cũng độ bền tuyệt vời. Gỗ công nghiệp tin chắc sẽ là lựa chọn vàng cho thiết kế nội thất SLV Việt Nam. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
- Studio: 8/3 Đường số 38, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
- Hotline: 08 9930 9186 – 0786 70 97 80
- Youtube: youtube.com/SLVVietnam/
- Xem thêm nhiều dự án khác tại Behance: www.behance.net/slvvietnam
Liên hệ ngay với chúng tôi để thực hiện dự án của bạn
Cảm ơn Quý Khách Đã gửi thông tin.