


1. Phong cách nội thất hiện đại
Khái niệm tổng quan về phong cách hiện đại.
Với nguồn gốc từ kiến trúc và thiết kế của Scandinavia và Đức, khái niệm phong cách thiết kế hiện đại được định nghĩa là không rườm rà và đơn giản. Nội thất và trang trí tập trung vào việc sử dụng các vật liệu trung tính và màu đất đồng thời loại bỏ các chi tiết không cần thiết trong không gian. Và khi nói đến phong cách nội thất hiện đại, bạn có thể thấy chủ yếu là những điểm nhấn của màu sắc.
Với phong cách thiết kế nội thất hiện đại, người ta chú trọng đến việc sử dụng các gam màu đơn sắc, không hoa văn và không sử dụng những đường nét cầu kỳ đặt giữa không gian sơn màu trắng chủ đạo.


2. Phong cách thiết kế nội thất tối giản (Phong cách Minimalism)
Khái niệm tổng quan về phong cách nội thất tối giản


Thiết kế nội thất tối giản (Minimalism Interior Design Style) rất giống với thiết kế nội thất hiện đại và liên quan đến việc sử dụng các yếu tố cần thiết để tạo ra một không gian đơn giản và gọn gàng nhất có thể. Đặc điểm cốt lõi là sự đơn giản, đường nét rõ ràng và màu đơn sắc kết hợp với một số màu sắc được sử dụng làm điểm nhấn.
Phong cách thiết kế nội thất tối giản (phong cách nội thất tối giản) thường được sử dụng thiết kế nội thất cho một không gian mở, nhiều ánh sáng và đồ nội thất có công năng tiện dụng, tối giản.




3. Phong cách nội thất đương đại (Phong cách Contemporary)

Khái niệm tổng quan về phong cách nội thất đương đại
Người ta cho rằng nội thất “đương đại” là sử dụng những tone màu lạnh và tối giản.

Một số hình ảnh không gian về phong cách nội thất đương đại

Phong cách nội thất đương đại ngày nay rất thích hợp cho thiết kế văn phòng và cửa hàng, căn hộ, nhà phố và nhưng dự án biệt thự cần một không gian mở.


4. Phong cách thiết kế Bắc Âu (Phong cách Scandinavian)
Phong cách thiết kế Bắc Âu là gì ?
Phong cách Scandinavian là một phong trào thiết kế nội thất nổi bật đã ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc và nội thất đến thiết kế sản phẩm. Phong trào thiết kế nội thất Scandinavian nổi bật lên vào đầu thế kỷ 20 ở các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Iceland. Trong những năm 1950, nó đã được biết đến trên khắp thế giới.

Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian. Lịch sử hình thành
Lịch sử của thiết kế nội thất Scandinavian có mối liên hệ sâu sắc với một số kiến trúc sư và nhà thiết kế đáng kính nhất thế giới. Những nhân vật nổi tiếng đã giúp mở ra thời kỳ hoàng kim của thiết kế Bắc Âu bao gồm Alvar Aalto, Olav Haug, Arne Jacobsen, Timo Tapani Sarpaneva, Poul Henningsen, Bruno Mathsson, Kaare Klint và Borge Mogensen cùng nhiều người khác.


Ngày nay, thiết kế Scandinavian là một trong những phong trào phổ biến nhất trong thiết kế nội thất đương đại. Nhiều thiết kế từ thời kỳ hoàng kim vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Ví dụ điển hình là các thiết kế ghế đẩu của Alvar Aalto xuất hiện trong các cửa hàng của Apple; dòng PH từ bộ sưu tập Louis Poulsen; và chiếc ghế Egg không thể nhầm lẫn.



5. Phong cách thiết kế Vintage
Nếu bạn đang tìm kiếm một không gian sống vừa hoài cổ vừa có hơi hướng hiện đại, phong cách thiết kế nội thất Vintage là phong cách phù hợp nhất để thực hiện được mong muốn này. Đây cũng là một cách tuyệt vời để kết hợp hài hòa giữa sự cổ điển vào ngôi nhà nhưng vẫn giữ được sự tiện nghi, hiện đại. Hãy cùng xem phong cách thiết kế nội thất Vintage là gì và cách bạn có thể thực hiện phong cách này vào trong chính ngôi nhà của mình nhé.

5.1 Phong cách Vintage là gì ?
Phong cách nội thất Vintage là một phong cách thiết kế nội thất kết hợp các yếu tố cổ điển và đương đại. Phong cách Vintage là phong cách có từ thế kỷ 20. Các phong cách thiết kế nội thất Vintage bao gồm Steampunk, Mid Century Modern và Art Deco. Thiết kế nội thất Vintage là sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố cổ điển bên trong một không gian hiện đại gợi cảm giác hoài cổ mà không hề lỗi thời.

5.2 Đặc điểm của phong cách nội thất Vintage

Vật dụng trang trí: bạn có thể trang trí thêm cho không gian bằng thảm trải sàn hay giấy dán tường với các màu pastel nổi bật như màu kem, hồng nhạt,… Để không gian của bạn đậm chất Vintage, bạn nên trang trí bằng các đồ vật mang tính xa xưa, cổ điển như tranh, gối tựa, lọ hoa hay đồng hồ,… Bên cạnh đó, rèm cửa với chất liệu vải voan, ren cách điệu hoặc cotton cũng không thể nào thiếu khi bố trí nhà phong cách Vintage trong nội thất.
Ánh sáng/đèn: Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong tất cả các phong cách thiết kế nội thất, và nhà phong cách Vintage cũng không ngoại lệ. Bạn cần bố trí ánh sáng sao cho hợp lý nhất, có thể tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên bằng cách gắn cửa sổ cho căn phòng của mình.
Màu sắc: Phong cách Vintage trong trang trí nội thất gắn liền với tông màu trắng chủ đạo, phối hợp với một số gam màu nhẹ nhàng như màu kem, hồng nhạt, xanh dương hay màu be,… gợi lên cảm giác yên bình, trầm lắng.
5.3 Trải nghiệm vẻ đẹp không gian sống trong thiết kế nội thất







6. Phong cách nội thất Industrial
6.1 Giới thiệu sơ bộ về phong cách nội thất Industrial
Thiết kế nội thất theo phong cách công nghiệp được lấy cảm hứng từ các nhà máy được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 trên thế giới. Các tòa nhà/nhà máy chủ yếu được xây dựng chủ yếu từ các vật liệu như gạch, bê tông, sắt và thép, được thiết kế và thi công tồn tại trong nhiều năm. Theo phong cách Industrial thì cần tận dụng những không gian rộng rãi, gọn gàng tập trung vào việc bố trí mặt bằng sao cho nhiều người có thể làm việc và hoàn thành công việc nhanh hơn.


Tuy nhiên, thời gian trôi qua và vị trí làm việc thay đổi, những nhà máy kiên cố được xây dựng theo phong cách công nghiệp này cần chuyển sang sử dụng vào mục đích mới, đặc biệt được cải tạo và biến hóa thành những không gian sống tuyệt với. Trong nhiều thập kỷ, những tòa nhà bỏ hoang này đã biến thành không gian sống tuyệt vời cho nhiều gia đình. Đó cũng là một khởi đầu cho sự hình thành một phong cách thiết kế nội thất hoàn toàn mới (phong cách nội thất Industrial).
6.2 Không gian nội thất trong thiết kế theo phong cách Industrial
Không gian phòng khách theo phong cách nội thất công nghiệp


Phòng ngủ – Thiết kế nội thất theo phong cách Industrial



Nhà bếp – Nội thất công nghiệp


Những mẫu Barthroom theo phong cách nội thất Industrial


6.3 Những đặc điểm cần lưu ý khi thiết kế nội thất phong cách Industrial
Để giúp bạn có thể thiết kế nội thất theo phong cách kiến trúc Industrial sao cho đẹp nhất, SLV Vietnam gửi đến bạn một số đặc điểm lưu ý sau:
Tường – Phong cách thiết kế công nghiệp được thiết kế ra sao ?
Phong cách nội thất công nghiệp hay còn gọi là phong cách nội thất Industrial (Industrial Interior Design) thì không đòi hỏi quá nhiều sự tinh xảo về chi tiết và độ thẩm mỹ cao. Phong cách công nghiệp là phong cách thể hiển sự mộc mạc đúng bản chất của vật liệu. Vì vậy tường thường được sử dụng là những gạch trần để tô điểm thêm màu sắc cho mảng tường.



Sàn nhà – Sự mộc mạc của phong cách thiết kế công nghiệp
Đa số sàn gỗ mộc, gạch vân gỗ hoặc sàn trải betone sẽ được sử dụng nhiều nhất trong phong cách Industrial. Đặc biệt sàn betone mài là được sử dụng nhiều nhất trong phong cách này, sàn và tường sẽ match với nhau nhằm tạo được không gian đồng bộ cao.



Trần, dầm nhà và các đường ống được để lộ ra bên ngoài
Nếu bạn không thích trần nhà được đóng bằng thạch cao, hoặc bạn không muốn tốn chi phí vào việc trang trí trần nhà thì phong cách nội thất công nghiệp là sự lựa chọn hoàn hảo. Trần trong phong cách công nghiệp được để lộ ra ngoài, kể cả các đường ống cũng vậy nhằm tạo sự mạnh mẽ cho ngôi nhà.
Cửa chính và cửa sổ – Thể hiện sự vững chắc
Được lấy cảm hứng từ các nhà máy được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20/ Những tòa nhà được được xây dựng bằng gạch, bê tông và có những cửa sổ làm bằng sắt thép đen, chia nhiều khung nhỏ để lấy được nhiều ánh sáng.
Những không gian rộng rãi, gọn gàng
Nội thất công nghiệp được xác định bởi các yếu tố kiến trúc không gian. Những phong cách thiết kế nội thất khác thường các đường ống và các dần trần được che giấu bằng các vật liệu tương thích.
Nhưng trong phong cách nội thất công nghiệp thì những yếu tố này là điếm nhấn trong không gian.
Nhiều ý kiến cho rằng, phong cách công nghiệp là phong cách THÔ gần như chưa hoàn thiện mang lại một không gian sống bình dị, đơn giản, tạo cảm giác thư thái.
Màu sắc thể hiện sử độc đáo trong thiết kế
Màu sắc chính là màu trung tính, có thể là màu đơn sắc. Tông màu xám kết hợp với màu betone, đen, trắng sẽ rất phù hợp với phong cách này
Mặc dù ít được thấy trong thiết kế này nhưng màu sặc sỡ được sử dụng một ít trên mảng tường để làm điểm nhấn trong không gian. Ngoài ra những màu thô từ gạch tường, sàn gỗ hoặc những nét gỉ sét cũng tạo nên vẻ thẫm mỹ “CÔNG NGHIỆP”
Màu sắc bề ngoài của các sản phẩm hoàn thiện bằng sắt, thép, thủy tinh, crom, đồng hoặc đồng thay cũng là những màu sắc được sử dụng trong thiết kế công nghiệp này.
Đồ nội thất được sử dụng trong phong cách công nghiệp
- Đồ nội thất được làm bằng gỗ mộc, sắt thép. Hoặc những chiếc bàn được kết hợp với bánh xe, tủ đựng đồ bằng kim loại hiệu ứng cũ, các giá đỡ – giỏ sử dụng bằng dây cáp hoặc thép.
- Ghế sofa, đôn ngồi và ghế đọc sách được bọc da thật với màu nâu làm chủ đạo.


Các vật dụng trang trí
- Kết hợp các loại cây xanh để làm tươi mưới không gian và thêm chút màu sắc.
- Khung ảnh, khung tranh mang hơi hướng cổ điển.
- Đèn chiếu sáng cũng được làm bằng inox, thép.
7. Phong cách nội thất Đông Dương (Indochine Interior Design Style)
Khoản thời gian Pháp xâm lược Việt Nam, sự giao hòa hai nền văn hóa Đông Tây đã tạo nên một phong cách đặc biệt đó là phong cách nội thất Đông Dương (Phong cách nội thất Indochine). Phong cách Indochine tiêu biểu nhất ở sáu nước Đông Dương (gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) và được chia thành các phần cơ bản: Indochine – lịch sử thống nhất về văn hóa; Lãng mạn Indochine – theo tiêu chuẩn của Pháp; Nghệ thuật sống, phong cách thiết kế nội thất Đông Dương, v.v.

7.1 Nguồn gốc phong cách nội thất Indochine:


7.2 Các đặc điểm về phong cách nội thất Đông Dương:
Chất liệu sử dụng
Màu sắc sử dụng trong phong cách nội thất Indochine
Đồ nội thất trong phong cách kiến trúc Đông Dương
Họa tiết trong thiết kế
7.3 Hình ảnh thiết kế phong cách Đông Dương:









Với những chia sẻ về top 50+ các phong cách thiết kế nội thất được yêu thích nhất hiện nay. Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam hy vọng đã giúp bạn lựa chọn ra được phong cách thiết kế phù hợp với sở thích của mình. Nếu quý khách hàng muốn được tư vấn kỹ hơn về những phong cách này thì hãy liên hệ ngay với Công Ty Nội Thất SLV Việt Nam qua thông tin sau:
Bạn đang tìm phong cách thiết kế nội thất phù hợp. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn từ KTS nhé!
- Văn phòng 1: 8/3 Đường số 38, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức
- Văn phòng 2: 9/1 Đường Lý Văn Phức, P. Tân Định, Q.1
- Nhà máy: Số 63 Quách Điêu, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh
- Hotline: 08 9930 9186 – 0786 70 97 80
- Email: slv.design.vietnam@gmail.com
- Website: https://slvvietnam.com/
- Fanpage Facebook: facebook.com/SLVVietnam/
- Youtube: youtube.com/SLVVietnam/
Phong cách thiết kế nội thất: Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những thắc mắc của khách hàng mà đội ngũ tư vấn Nội Thất SLV Việt Nam yêu cầu tư vấn nhiều nhất trong thời gian qua.
- Những phong cách thiết kế phù hợp với không gian chung cư hiện nay ?
- Phong cách thiết kế nội thất nào đang được thi công nhiều nhất hiện nay ?
- Diện tích nhỏ thì nên chọn phong cách thiết kế nào ?
- Những lưu ý khi chọn đơn vị thiết kế thi công nội thất trọn gói ?
- Trước khi thuê đơn vị thiết kế nội thất thì cần lưu ý điều gì ?
- Những mẫu thiết kế nội thất chung cư đẹp nhất.
- Mẫu thiết kế phòng khách phong cách hiện đại đẳng cấp.
Liên hệ ngay với chúng tôi để thực hiện dự án của bạn
Cảm ơn Quý Khách Đã gửi thông tin.